Lâm Đồng: Hiệu quả mô hình trình diễn lò sấy cà phê quả tươi sau thu hoạch
admin
2013-07-17T09:22:07-04:00
2013-07-17T09:22:07-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/Lam-Dong-Hieu-qua-mo-hinh-trinh-dien-lo-say-ca-phe-qua-tuoi-sau-thu-hoach-187.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_07/new-picture-13.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Diện tích cà phê tỉnh Lâm Đồng ước đạt trên 146.897 ha, (diện tích kinh doanh 139.350 ha), đứng thứ 2 cả nước, chiếm khoảng 26% tổng diện tích và 28% sản lượng cà phê cả nước. Cây cà phê luôn là một trong những loại cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn (60%) trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, việc bảo quản sau thu hái và chế biến không được chú trọng. Hình thức chế biến cà phê trong nông dân hiện nay hoàn toàn là chế biến khô, không có đủ sân bãi nên nhiều khi nông dân ủ đống lớn, nhiều ngày mới đem phơi. Nông dân thường xát dập quả tươi để phơi. Tình trạng này dẫn đến giảm sút chất lượng cà phê nguyên liệu, tỷ lệ hạt đen, nâu, mốc ngày càng cao. Nếu không có giải pháp khắc phục và biện pháp khuyến cáo, nguyên liệu cà phê Lâm Đồng sẽ ngày càng xuống cấp. Trong những năm gần đây ,việc ứng dụng lò sấy đảo chiều khí SRA của Trung tâm Năng Lượng và Máy nông nghiệp thuộc Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM trong việc sấy các sản phẩm có ẩm độ cao như khoai mì, ca cao, hạt sen… đặc biệt là cà phê, đã có kết quả rất lớn như: Đảm bảo chất lượng cà phê nhân, không bị ám khói, ẩm vàng hay nâu sậm…, chi phí sấy và chất lượng sản phẩm được các doanh nghiệp thu mua chấp nhận. Chính vì vậy việc dựng mô hình trình diễn lò sấy cà phê sau thu hoạch cho bà con nông dân trong khu vực trồng cà phê học hỏi áp dụng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện kế hoạch năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai mô hình lò sấy cà phê sau thu hoạch tại huyện Lâm Hà và Di Linh với tổng kinh phí là 240 triệu đồng do 06 hộ tham gia (mỗi lò sấy 03 hộ tham gia). Trong đó: chương trình hỗ trợ 144 triệu đồng, người hưởng lợi góp 146 triệu đồng. Qua theo dõi các mẻ sấy nhận thấy mô hình trình diễn áp dụng thành công và đạt được các chỉ tiêu quy trình kỹ thuật của Trung tâm Năng Lượng và Máy Nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã thiết kế và lắp đặt lò sấy cà phê. Các nông hộ thực hiện mô hình đã tiếp thu và thực hiện tốt quy trình vận hành lò sấy trong suốt quá trình sấy. Việc áp dụng lò sấy cà phê vào bảo quản sau thu hoạch đã giúp bà con nông dân thay đổi tập quán trong bảo quản cà phê sau thu hoạch. Bà con nông dân trồng cà phê trong khu vực đánh giá cao về tính thiết thực cũng như hiệu quả mà mô hình đem lại. Cần khuyến cáo nhân rộng mô hình ứng dụng vào sản xuất bảo quản và chế biến cà phê. /uploads/news/2013_07/new-picture-14.png http://www.khuyennongvn.gov.vn/Portals/0/Ky-thuat-giong-moi/11.6.7.13.1.JPG Cà phê quả đang được sấy bằng lò sấy SRA * Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và xã hội của lò sấy cà phê quả tươi. - Về kết quả trình diễn lò sấy cà phê quả SRA-7 và SRA-14 Loại lò sấy Lò sấy SRA-7 Lò sấy SRA-14 Địa điểm Đinh Trang Hòa – Di Linh Mê Linh – Lâm Hà Loại cà phê Robusta Arabica Khối lượng cà phê tươi (kg) 5.525 12.500 Ẩm độ cà phê ban đầu (%) 71,0 63,4 Ẩm độ sau sấy TB (%) 17,3 16,2 Nhiệt độ sấy TB (0C) 69,3 70,1 Thời gian sấy (giờ) 24 23 Thời gian đảo gió (giờ) 12,5 12 Độ đồng đều sau sấy Max (%) 2,5 3,0 Tiêu thụ vỏ cà phê (kg/giờ) 70,5 140 - Về kỹ thuật: Mẫu lò sấy đạt năng suất và chất lượng sấy tương đương với các lò sấy tĩnh thông thường được xếp loại “đạt yêu cầu”. Đặc điểm nổi bật của các lò sấy SRA là chênh lệch ẩm độ sau cùng của sản phẩm thấp hơn, vận hành lò sấy thuận lợi, không tốn công cào đảo cà phê trong quá trình sấy. - Về kinh tế: Hiệu quả lớn nhất của lò sấy SRA là giảm được chi phí sấy do giảm được chi phí lao động cào đảo cà phê, giảm được chi phí mặt bằng lắp đặt lò sấy. Cụ thể chi phí sấy tính được cho một kg cà nhân khô như sau: Ở lò sấy SRA-7 (năng suất 7 tấn/mẻ) cà phê Robusta là 630 đồng/kg, cà phê Arabica là 870 đồng/kg, ở lò sấy SRA-14 (năng suất 14 tấn/mẻ) cà phê Robusta là 545 đồng/kg, cà phê Arabica là 725 đồng/kg. Với các chi phí sấy như trên sau khi tách vỏ, người dân thu lời từ 3,5- 5 triệu đồng cho mỗi mẻ cà phê Robusta ở lò sấy SRA-7 và 7- 10 triệu đồng cho lò sấy SRA-14. Sử dụng lò sấy cà phê sau thu hoạch, nâng cao được chất lượng cà phê, giá trị sản phẩm cao và tăng thu nhập cải thiện đời sống cho bà con nông dân trồng cà phê. - Về xã hội: So với các lò sấy cào đảo cà phê thủ công có cùng năng suất, số công lao động khi vận hành lò sấy đảo chiều SRA chỉ chiếm khoảng 25%. Với tình hình lao động ngày càng khan hiếm, ý nghĩa nâng cao trình độ cơ giới hóa khâu sấy là đúng lúc. Giúp bà con nông dân tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật bảo quản cà phê sau thu hoạch phù hợp với điều kiện sản xuất theo xu hướng mà nhà nước ta khuyến khích. Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Về tình hình ứng dụng vào thực tế: Đến tháng 6/2013, đã có khoảng 20 lò sấy cà phê quả (trong đó có khoảng 2/3 là lò sấy có công suất 14 tấn/mẻ), theo nguyên lý tĩnh vỉ ngang đảo chiều gió SRA với năng suất từ 2 -14 tấn/mẻ đã được lắp đặt và chuyển giao tại tỉnh Lâm Đồng. Các phản hồi về chất lượng sấy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của các nhà máy và chi phí sấy chấp nhận được của từ nhiều khách hàng, cho thấy lò sấy đã phát huy hiệu quả, và được nông dân và doanh nghiệp chấp nhận. * Đặc tính kỹ thuật lò sấy - Lò đốt vỏ cà phê: Mẫu lò đốt sử dụng vỏ cà phê làm nhiên liệu đốt được thiết kế theo kiểu đốt trực tiếp, là loại lò đốt cung cấp trực tiếp nhưng nó đáp ứng được yêu các cầu kỹ thuật cần thiết như: khí cháy sạch, không bụi tro, tàn lửa, khói và không gây ô nhiễm môi trường. - Quạt sấy: Quạt dùng cho lò sấy là loại quạt hướng trục một và hai tầng cánh, hiệu suất cao (tiêu thụ năng lượng điện thấp, ít ồn, có khả năng cung cấp đủ gió cho lò sấy). - Bể sấy: Loại tĩnh vỉ ngang đảo chiều gió được ký hiệu là SRA. Bể sấy có dạng hình hộp không khí sấy có thể đảo chiều từ dưới đi lên và từ trên đi xuống. /uploads/news/2013_07/new-picture-15.png http://www.khuyennongvn.gov.vn/Portals/0/Ky-thuat-giong-moi/11.4.7.13.1.JPG Sơ đồ nguyên lý sấy đảo chiều với lớp hạt nằm ngang Lò sấy cà phê quả kiểu SRA này có đầy đủ các ưu điểm của một máy sấy tĩnh vỉ ngang như: đơn giản dễ vận hành, giá thành đầu tư và chi phí sấy thấp, sấy được các loại hạt ẩm độ cao như cà phê … Điểm nổi bật của nó là khắc phục được các nhược điểm thường thấy ở các lò sấy tĩnh hiện có, bao gồm: - Kết cấu máy nhỏ gọn, nó chỉ chiếm ½ diện tích mặt bằng lắp đặt so với các máy sấy tĩnh kiểu cũ có cùng năng suất. - Không tốn công lao động cào đảo cà phê, mà vẫn đảm bảo độ đồng đều ẩm độ sản phẩm sau khi sấy. - Có thể sấy được nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là các loại vật liệu dính bết khó cào đảo như đầu tôm, cá, mực, đậu phộng, khoai mì (sắn) xắt lát… rất khó thực hiện được trên các loại máy sấy tĩnh hiện có hay các loại lò sấy đảo chiều khác được biết. - Nguồn nhiên liệu cho lò đốt: Đại học Nông Lâm có thể thiết kế và chế tạo lò đốt cho tất cả các loại nhiên liệu đốt khác nhau, nhưng nhà đầu tư nên chọn lựa các loại nhiên liệu nào có sẵn tại địa phương và rẻ tiền để giảm chi phí sấy. Mỗi loại nhiên liệu đốt có nguyên lý cháy khác nhau nên cần phải xem lại loại chất đốt mà bên nhà đầu tư yêu cầu có đốt chung cùng lò đốt được hay không, (cần xác định rõ loại chất đốt nào là ưu tiên hơn hay thường xuyên sử dụng nhất…)./.
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM