Giải phóng bình phước

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Thứ năm - 21/04/2022 22:15 1.238 0
Ngày 21/4, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Chủ trì tại điểm cầu Trung ương là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia. Tại điểm cầu tỉnh Bình Phước có Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố dự.
    Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Trần Tuệ Hiền tại điểm cầu tỉnh Bình Phước
Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã báo cáo về: Công tác quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cả nước đến nay, có 5.706/8.227 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 663 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 225 đơn vị cấp huyện thuộc 55 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 16 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đặc biệt, 60% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Về kinh phí thực hiện, tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tối thiểu hơn 192,3 ngàn tỷ đồng. Tại tỉnh Bình Phước đến nay có 03 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới); có 70 xã có Quyết định UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 08 xã có Quyết định UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỉnh Bình Phước phấn đấu tới năm 2025 có 90/90 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có khoảng 40 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có khoảng 8 đơn vị cấp huyện được công nhận huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới; phấn đấu có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Trong giai đoạn vừa qua, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đã góp phần quan trọng vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Các thiết chế, hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản hoàn thiện, nhất là ở khu vực khó khăn; đời sống của Nhân dân nông thôn ngày càng được nâng cao về vật chất, tinh thần. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, tạo điều kiện cho Nhân dân tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều chính sách, xã hội được đi vào cuộc sống, đóng vai trò là đòn bẩy hỗ trợ các đối tượng yếu thế vươn lên, giúp người dân thấy được quyền lợi từ đó chung sức đồng lòng phát huy tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế - xã hội.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới

Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,842
  • Tháng hiện tại85,175
  • Tổng lượt truy cập4,557,055
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây