Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch
Ngô Thị Bích Thảo
2014-06-09T04:12:04-04:00
2014-06-09T04:12:04-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tt-chi-dao-dieu-hanh/Bo-Nong-nghiep-va-PTNT-phe-duyet-De-an-nang-cao-gia-tri-gia-tang-hang-nong-lam-thuy-san-trong-che-bien-va-giam-ton-that-sau-thu-hoach-640.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2014_06/new-picture-45_1.bmp
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông lâm thủy sản thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) cao, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại và giảm tổn thất sau thu hoạch (cả số lượng và chất lượng), nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP). Ngày 13 tháng 5 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB phê duyệt Đề án nâng cao GTGT hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch (gọi tắt là Đề án 1003)
Với quan điểm của Đề án là: nâng cao GTGT hàng nông lâm thủy sản trên cơ sở phát triển của từng ngành hàng, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; lấy thị trường làm cơ sở để điều chỉnh cơ cấu các ngành sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản hàng hóa theo hướng thị trường cần, thay bằng việc cung ứng các sản phẩm hiện có; áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển dịch nhanh cơ cấu sản phẩm sang chế biến sâu để tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu ở phân khúc GTGT cao; đa dạng hóa loại hình, quy mô chế biến công nghiệp hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu” sản xuất các sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế; huy đuộng sự tham gia tích cực chủ động của người dân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó doanh nghiệp đó vai trò chủ đạo, Nhà nước hỗ trợ chính sách đột phá. Trên cơ sở quan điểm rõ ràng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã vạch ra mục tiêu cụ thể trong thời gian tới: Đến năm 2020, GTGT các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay. Cụ thế đối với một số ngành hàng chủ lực: gạo tăng 20%, cà phê tăng 13%, chè tăng 30%, thủy sản tăng 20%, cao su tăng 20%, đồ gỗ tăng trên 20%, giảm 50% lượng nguyên liệu đưa vào chế biến dăm gỗ. Đến năm 2020, tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản giảm 50% so với hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó thì phải tập trung vào các nội dung: - Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao, nâng cao chuất lượng và ATTP, hạ giá thành sản phẩm. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đến năm 2020 mức tổn thất sau thu hoạch giảm xuống còn 50% so với hiện nay. - Nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các giải pháp thực hiện cụ thể như sau: 1, Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ: - Triển khai có kết quả các văn bản như Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để tăng cường liên kết doanh nghiệp-nông dân, nông dân-nông dân, doanh nghiệp-doanh nghiệp; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nâng tỷ lệ diện tích các vùng sản xuất nông sản hàng hóa được cấp chứng nhận VietGAP… - Đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, đồng bộ với việc cải tạo đồng ruộng, đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện…) để áp dụng cơ giới hóa, tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, cung cấp cho chế biến và xuất khẩu. - Hình thành các doanh nghiệp đầu tàu và doanh nghiệp vệ tinh , tập trung hỗ trợ đầu tư để đổi mới công nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp thật sự có năng lực và hiệu quả; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HCCP, SSOP, ISO…trong chế biến, nhằm kiểm soát tốt chất lượng và ATTP. - Nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến thông qua các dự án khuyến nông, hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin cho doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu, ưu tiên phổ biến các công nghệ phù hợp tạo ra các sản phẩm có GTGT cao 2, Về chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao, nâng cao chất lượng và ATTP, hạ giá thành sản phẩm: Chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao, hạn chế đến mức thấp nhất việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô. Thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm nhằm giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt ATTP. Xử lý nghiêm các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo quy chuẩn kỹ thuật về ATTP và xử lý ô nhiễm môi trường. cải tiến, đa dạng hóa hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số ngành hàng quy định cụ thể như Lúa gạo, cà phê, chè, cao su, gỗ, thủy sản, muối. 3, Về Giảm tổn thất sau thu hoạch: Thực hiện đồng bộ các giải pháp và triển khai có hiệu quả Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. một số ngành hàng chủ lực như lúa gạo (chuyển giao mẫu hình kho bảo quản lúa gạo quy mô hộ gia đình theo hướng tiện ích, an toàn, cơ giới hóa các kho đạt 80% với 20% được tự động hóa…), cà phê (áp dụng thu hái quả chín, cà phê quả tươi ở quy mô nông hộ được làm khô đúng kỹ thuật để hạn chế sự nhiễm nấm và giảm phẩm cấp trong quá trình phơi sấy…), chè (áp dụng VIETGAP, QCVN 132:2013/BNNPTNT trong thu hoạch, vận chuyển, bảo quản chè để giảm tổn thất về chất lượng), thủy sản (tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác thủy sản, ưu tiên đầu tư trang thiết bị và hệ thống hầm lạnh…), muối (áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất chế biến muối nhất là khâu thu hoạch và rửa muối). 4, Về nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ: đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có GTGT cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất. 5, Về thị trường: a) Thị trường nội địa: xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua chất lượng cao, đảm bảo ATTP và phù hợp với thị thiếu người tiêu dùng; hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thương mại; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. b) Thị trường xuất khẩu: phân tích và dự báo thị trường về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường để xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực nhất là các sản phẩm mới, có tiềm năng GTGT cao. Tổ chức quảng bá các sản phẩm GTGT cao sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…Đa dạng hóa thị trường nhất là phát triển các thị trường tiềm năng… c) Phát triển hạ tầng thương mại: hiện đại hóa hạ tầng thương mại (kho tàng, bến bãi, các sàn giao dịch đấu giá, trung tâm bán buôn, kho ngoại quan…); quy hoạch xây dựng hệ thống các chợ đầu mối cận với vùng hàng hóa lớn. 6, Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản lý nhà nước ngành chế biến nông lâm thủy sản; hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật trình độ cao; liên kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp gắn sử dung lao động tại chỗ hoặc đặt hàng về đào tạo; lồng ghép các chương trình đào tạo khác nhau. 7, Về khoa học công nghệ: Tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thiết bị chế biến sâu đối với các sản phẩm chủ lực, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, tận dụng phế phụ phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao GTGT sản phẩm và bảo vệ môi trường. có cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp. Đề xuất cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân mua công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ sản xuất sạch và sạch hơn… 8, Về cơ chế chính sách: - Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của từng ngành hàng (sản xuất và kinh doanh mía đường), gắn kết sản xuất-chế biến và thị trường, đồng bộ với các cơ chế thực hiện đúng kế hoạch; - Rà soát cơ chế chính sách về đất đai tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến tiếp cận về đất đai nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sấy-bảo quản-chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch; - Đầu tư các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ bảo vệ vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế, hợp tác công –tư (PPP) trong đầu tư chế biến nông lâm thủy sản. Ưu tiến nguồn vốn ODA để đầu tư hỗ trợ phát triển lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản…. - Đối với tài chính, tín dụng: cần xem xét mở rộng ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu nông lâm thủy sản và muối. giảm bớt các loại phí nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp tập trung vào các hộ sản xuất lớn, nhất là các hộ có tham gia liên kết với các doanh nghiệp chế biến để giảm rủi ro cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu…Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu tăng tiếp cận của các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản về tín dụng./.
Tác giả bài viết: Ngô Thị Bích Thảo
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: