THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Nguyễn Hồng Quang
2017-05-08T00:57:21-04:00
2017-05-08T00:57:21-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tt-chi-dao-dieu-hanh/THUC-HIEN-MOT-SO-NHIEM-VU-GIAI-PHAP-CAP-BACH-QUAN-LY-CHAT-LUONG-VAT-TU-NONG-NGHIEP-1466.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2017_05/3.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 15 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng VTNN trên địa bàn; xác định việc quản lý chất lượng VTNN là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn; ưu tiên phân bổ kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng VTNN lưu thông và sử dụng trên địa bàn. Theo Chỉ thị số 15, VTNN bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong nông nghiệp, thủy sản. Đây là các yếu tố đầu vào, có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu để bảo đảm phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng VTNN, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo đảm lợi ích của nông dân và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh VTNN không bảo đảm chất lượng; hàng giả; không ghi rõ thành phần, hàm lượng, công dụng, nguồn gốc, xuất xứ trên bao bì; tình trạng quảng cáo không đúng công dụng của VTNN còn xảy ra ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp và thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại cho người sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, ô nhiễm môi trường và bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý VTNN chưa đầy đủ và tính khả thi chưa cao; năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tội phạm và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt, còn có nơi buông lỏng quản lý; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm; công tác tuyên truyền mới tập trung phản ánh vi phạm, chưa chú trọng biểu dương, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp làm tốt, bảo đảm chất lượng; chưa phát huy được vai trò giám sát, phát hiện và tham gia tố giác vi phạm của các tổ chức, cộng đồng và người dân. Để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng VTNN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý VTNN theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật liên quan, trong đó cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu được Thủ tướng yêu cầu thực hiện trong Chỉ thị số 15./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hồng Quang
Nguồn tin: tuoitre.vn