6 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2015

Thứ tư - 19/08/2015 21:57 901 0
Từ ngày 1/8/2015, hàng loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực như quy định mới về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, tháo nút thắt tín dụng nông nghiệp, sửa đổi quy định xử phạt khi sử dụng lãng phí tài sản công...
Tháo nút thắt tín dụng nông nghiệp Chính phủ vừa ban hành Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Điều đáng lưu ý là nghị định quy định tổ chức tín dụng được cho vay không tài sản bảo đảm lên đến 3 tỷ đồng. Theo đó, tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức, từ 50 triệu đồng đến 3 tỉ đồng, tùy đối tượng. Hướng dẫn bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai Ngày 25/6/2015, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 07 về bảo lãnh ngân hàng, trong đó hướng dẫn cụ thể về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Cụ thể, ngân hàng thương mại khi thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải tuân thủ một số quy định như: - Nhà ở hình thành trong tương lai phải đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định. - Trong hợp đồng bán, cho thuê mua phải quy định chủ đầu tư có nghĩa vụ hoàn lại tiền cho bên mua, bên thuê mua khi chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết. - Ngân hàng thương mại phải được thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng. - Cam kết bảo lãnh phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và bên mua, bên thuê mua nhà. Hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 23 hướng dẫn một số điều về tiền lương của Nghị định 05. Theo đó: Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) X (Số giờ làm thêm hoặc Số sản phẩm làm thêm). Riêng mức 150% hoặc 200% hoặc 300% được tính theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012. Ngoài ra, Thông tư 23 còn hướng dẫn cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm. Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương... Những đơn vị được chuyển đổi phải thuộc danh mục chuyển đổi và tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí sau khi chuyển đổi. Việc chuyển đổi có thể thực hiện theo các hình thức sau: - Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. - Bán một phần vốn nhà nước hiện có. - Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Phương pháp bán cổ phần lần đầu: bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp. Người nước ngoài được phép mang ô tô nhà ở lưu động vào Việt Nam du lịch Ngoài loại xe có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ trở xuống, bắt đầu từ tháng 1/8/2015, Chính phủ chấp thuận cho người nước ngoài mang thêm ôtô nhà ở lưu động vào Việt Nam với mục đích du lịch. Bên cạnh việc cho phép người nước ngoài mang xe ô tô chở khách có tay lái bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống, xe mô tô vào Việt Nam du lịch như hiện nay theo Nghị định 152/2013/NĐ-CP. Nghị định 57/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2013/NĐ-CP, theo đó, bổ sung loại xe người nước ngoài được phép mang vào Việt Nam du lịch là xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái. Sửa đổi quy định xử phạt khi sử dụng lãng phí tài sản công Theo Nghị định 58/2015/NĐ-CP, khi sử dụng lãng phí phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách vượt tiêu chuẩn quy định sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, đối với tổ chức có hành vi mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp không đúng danh mục được phê duyệt thì mức phạt từ 1-20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Tác giả bài viết: BBT (tổng hợp)
Nguồn tin: Theo Bình Phước online:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây