Giải phóng bình phước

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI NGHIÊM CẤM CỦA LUẬT THÚ Y

Chủ nhật - 03/04/2016 22:23 1.678 0
Nhiều hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 của Luật Thú y có nhiều điểm mới hơn so Pháp lệnh Thú y năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2004.
nghiêm cấm việc che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật; khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy; khai báo, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi; không thực hiện việc thông báo, công bố dịch bệnh động vật trong trường hợp phải thông báo, công bố theo quy định; thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh động vật; không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định; Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định; giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng; giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh; Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y hoặc chứa các vi sinh vật, chất tồn dư quá giới hạn cho phép; Hành nghề thú y trái pháp luật; Mua bán, tự ý tẩy xóa, sửa chữa các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực thú y; Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 của Luật Thú y đã sửa đổi, bổ sung, mở rộng hơn so Pháp lệnh Thú y năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2004 như Pháp lệnh Thú y quy định “nghiêm cấm việc không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật; vứt xác động vật làm lây lan dịch bệnh cho động vật, cho người; Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp ra các vùng khác” thì Luật Thú y mở rộng hơn và quy định “Nghiêm cấm việc không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường; Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền”; Trong công tác kiểm soát giết mổ, Pháp lệnh Thú y quy định “nghiêm cấm việc giết mổ động vật để kinh doanh tại cơ sở giết mổ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y” thì Luật Thú y quy định “Giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y”. Trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật Pháp lệnh Thú y quy định “nghiêm cấm việc trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước; Đánh tráo động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm dịch bằng động vật, sản phẩm động vật chưa được kiểm dịch” thì Luật Thú y mở rộng hơn, quy định ‘Trốn tránh việc kiểm dịch; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm dịch”. Pháp lệnh Thú y quy định nghiêm cấm việc “Dùng hóa chất cho sản phẩm động vật gây độc hại cho người sử dụng sản phẩm động vật; dung phẩm màu không được phép sử dụng; ngâm hóa chất, tiêm nước hoặc các loại dịch lỏng khác vào động vật, sản phẩm động vật” thì Luật Thú y quy định ngắn gọn “Ngâm, tẩm hóa chất, đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật, sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y” Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thú y cần phải chấp hành nghiêm Luật Thú y từ ngày 01/7/2016, bắt đầu có hiệu lực thi hành. Luật Thú y sẽ sớm đi vào cuộc sống phục vụ kịp thời những yêu cầu cấp bách của xã hội, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý hoạt động thú y trong thời kỳ mới./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng

Nguồn tin: tnmt.danang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay4,213
  • Tháng hiện tại82,546
  • Tổng lượt truy cập4,554,426
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây