Giải phóng bình phước

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV VỀ TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN NN-PTNT

Thứ năm - 28/05/2015 00:04 3.040 0
Ngày 25 tháng 3 năm 2015, Bộ NN-PTNT và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số: 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Sau đây là các nội dung cơ bản, đáng chú ý được quy định tại thông tư: Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Sở: a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 03 người; c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở; d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và theo quy định của pháp luật. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không kiêm nhiệm Chi cục trưởng. Trường hợp phải kiêm nhiệm thì thời gian kiêm nhiệm không quá 12 tháng. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở: Số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, văn phòng và thanh tra không quá 06, cụ thể: a) Các tổ chức được thành lập thống nhất ở các địa phương gồm: - Văn phòng Sở (thực hiện nhiệm vụ quản lý về hành chính, văn thư, quản trị, tài sản, theo dõi tổng hợp, pháp chế, hợp tác quốc tế); - Thanh tra Sở; - Phòng Kế hoạch, Tài chính (thực hiện nhiệm vụ quản lý về quy hoạch, kế hoạch, tài chính, khoa học, công nghệ và môi trường); - Phòng Tổ chức cán bộ (thực hiện nhiệm vụ quản lý về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng người làm việc, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, cải cách hành chính); b) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ được thành lập phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, gồm: Phòng Thủy sản (thành lập ở các tỉnh, thành không có Chi cục Thủy sản); Phòng Quản lý xây dựng công trình. Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở phải bảo đảm bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Sở; rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của phòng và tổ chức khác thuộc Sở; đối với những chuyên ngành, lĩnh vực đã thành lập Chi cục trực thuộc Sở thì không thành lập phòng chuyên môn nghiệp vụ cùng ngành, lĩnh vực đó và không giao nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Chi cục sang các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Các Chi cục thuộc Sở: Số lượng Chi cục quản lý chuyên ngành được tổ chức lại đảm bảo tinh, gọn không quá 07 Chi cục. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết thành lập thêm Phòng thuộc Chi cục, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án gửi Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất trước khi quyết định. PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở CÁC HUYỆN HOẶC PHÒNG KINH TẾ Ở CÁC THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH Điều 5. Vị trí và chức năng 2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 7. Tổ chức bộ máy và biên chế công chức 1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế (sau đây gọi chung là Phòng) có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ. c) Việc bổ nhiệm Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Chỉ đạo việc kiện toàn hệ thống tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. 2. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này và văn bản pháp luật có liên quan; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế. Điều 9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Quy định và phân cấp cho Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng, cấp Phó các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở theo tiêu chuẩn, chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. 2. Hàng năm, báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp 1. Đối với các Chi cục tổ chức lại có số lượng Phó Chi cục trưởng nhiều hơn quy định tại Thông tư liên tịch này thì tiếp tục duy trì số lượng Phó Chi cục trưởng hiện có để đảm bảo ổn định và chỉ được bổ sung thêm Phó Chi cục trưởng khi số lượng Phó Chi cục trưởng hiện có chưa đạt đủ số lượng quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Sửa đổi một số cụm từ tại các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Liên Bộ hướng dẫn chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, đê điều như sau: a) Thay thế các cụm từ: “Chi cục Thú y” bằng cụm từ “Chi cục Chăn nuôi và Thú y”; “Trạm Thú y” bằng cụm từ “Trạm Chăn nuôi và Thú y”. b) Thay thế các cụm từ: “Chi cục Bảo vệ thực vật” bằng cụm từ “Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật”; “Trạm Bảo vệ thực vật” bằng cụm từ “Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật”. c) Thay thế cụm từ “Chi cục Nuôi trồng thủy sản” hoặc “Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản” bằng cụm từ “Chi cục Thủy sản”. d) Thay thế cụm từ “Chi cục Thủy lợi” hoặc “Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống lụt, bão” hoặc “Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt, bão” hoặc “Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống lụt, bão” bằng cụm từ “Chi cục Thủy lợi”. đ) Thay thế cụm từ “Chi cục Lâm nghiệp” hoặc ‘Chi cục Kiểm lâm” bằng cụm từ “Chi cục Kiểm lâm”. e) Đối với các các ấn chỉ, tài liệu, sổ sách chuyên ngành đã in ấn tên gọi các Chi cục thuộc các lĩnh vực thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản được gia hạn sử dụng tiếp đến hết ngày 31/12/2015 và được dùng dấu mộc sửa đổi các ấn chỉ, tài liệu, sổ sách đã in ấn cho phù hợp với tên gọi mới của các Chi cục. Điều 11. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015, thay thế Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN -BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn; thay thế các nội dung liên quan của các Thông tư Liên tịch và Thông tư: số 37/2011/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 23/5/2011 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 05/06/2009 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 Hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương; Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi và các quy định trước đây của Liên Bộ: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trái với Thông tư Liên tịch này. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần bổ sung, sửa đổi, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết./.

Tác giả bài viết: Trần Chúc- Trưởng phòng Pháp chế

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay4,231
  • Tháng hiện tại85,564
  • Tổng lượt truy cập4,557,444
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây