Ngày sách và văn hóa đọc

Tập huấn công tác phòng chống Bệnh dịch tả lợn châu phi trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 27/05/2019 03:26 480 0
Tính đến ngày 24/5/2019 trên cả nước đã có 42 tỉnh, thành phố xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong đó có tỉnh Bình Phước. Hiện nay, công tác phòng chống dịch đang được các cơ quan chức năng trong tỉnh triển khai nhanh chóng nhằm hạn chế mức thấp nhất sự lây lan của dịch.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loại lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn và gây thiệt hại nghiêm trọng với tỉ lệ chết lên đến 100%; bệnh không lây sang người, bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị. Khi chưa có dịch xuất hiện, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như: theo dõi đàn lợn, áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại; vệ sinh khử trùng người, phương tiện ra vào khu chăn nuôi; hạn chế tối đa ra, vào cơ sở chăn nuôi. Khi có dịch bệnh khẩn trương thực hiện các biện pháp chống dịch tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh, khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật, khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh phải báo cho thú y và chính quyền, thực hiện các biện pháp chống dịch tlợn quy định. /uploads/ttdvnn/2019_05/bd.png Tập huấn tại Bù Đăng Nhất được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và diễn biến rất phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu phi. Đến nay Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã tổ chức 11 lớp tập huấn công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi cho nhân viên thú y, chủ lò mổ gia súc – gia cầm và các hộ gia đình chăn nuôi lợn trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước. /uploads/ttdvnn/2019_05/pl.png Tập huấn tại Phước Long Tại buổi tập huấn, các học viên đã được báo cáo viên của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh thông tin về tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên thế giới và Việt Nam; Giới thiệu về vi rút gây bệnh và sức đề kháng của vi rút; Phương thức lây bệnh, triệu chứng bệnh tích và các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam. Buổi tập huấn diễn ra rất sôi nổi với nhiều câu hỏi thảo luận của các học viên. Thông qua các nội dung tập huấn đã giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, chủ chăn nuôi lợn về công tác chăn nuôi an toàn sinh học và công tác phòng chống dịch bệnh bền vững cho đàn lợn nói riêng, các loại gia súc, gia cầm nói chung; qua đó có biện pháp khống chế dập tắt dịch bệnh khi mới phát hiện ở diện hẹp, sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh mới nhằm đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi./.

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Thùy Ninh

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay22,631
  • Tháng hiện tại63,672
  • Tổng lượt truy cập4,626,815
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây