Kỷ niệm 07.5

Tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Thứ ba - 09/04/2019 21:35 937 0
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Từ năm 2009-2013 nhiệm vụ đào tạo nghề (phi nông nghiệp, nông nghiệp) cho lao động nông thôn ở Trung ương được giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện; ở địa phương giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện. Từ năm 2013 đến nay nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở Trung ương được giao Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện; ở địa phương giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện. Mục tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho lao động nông thôn áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nhằm chủ động tự tạo việc làm hoặc xin vào làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy rằng cần phải nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 54/QĐ-BNN-KTHT ngày 04/01/2019 hướng dẫn tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đối tượng và phạm vi áp dụng là các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động đào tạo nghề, tuyển dụng lao động nông thôn; các địa phương trên cả nước có tổ chức đạo tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Nội dung tiêu chí đánh giá gồm hai nhóm tiêu chí (Kiến thức, kỹ năng và việc làm, thu nhập, năng suất). Phương án triển khai đánh giá chất lượng trong đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, khách quan bao quát được tất cả các ngành nghề cho lao động nông thôn, phù hợp với điều kiện từng địa phương, từng ngành nghề. Trong đánh giá cần đánh giá một cách toàn diện, trên cả công tác theo dõi, báo cáo, lưu trữ hồ sơ vè hoạt động đào tạo nghề đến kết quả của người học dựa vào thu thập thông tin ban đầu, điều tra, khảo sát các đối tượng trước và sau khi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm đánh giá hiệu quả của người học (có phụ lục mẫu phiếu kèm theo). Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong thời gian tới các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước cần nghiên cứu kỹ các nội dung và các phụ lục biểu mẫu kèm theo của hướng dẫn để triển khai đúng, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo./.

Tác giả bài viết: Viết Hoàn

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay8,843
  • Tháng hiện tại15,987
  • Tổng lượt truy cập4,700,069
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây