Cách bảo vệ rừng hiệu quả: Giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho người dân
Thanh Thủy
2017-09-27T23:16:07-04:00
2017-09-27T23:16:07-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/bvptr/Tin-tuc-su-kien/Cach-bao-ve-rung-hieu-qua-Giao-khoan-quan-ly-bao-ve-rung-cho-nguoi-dan-223.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Khi mà rừng nguyên sinh trên địa bàn tỉnh không còn nhiều thì Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập trở thành địa bàn phải luôn được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.
Những năm trước đây, VQG Bù Gia Mập luôn bị kẻ xấu xâm hại, chủ yếu là khai thác trộm gỗ quý, săn bắt động vật hoang dã và một số nơi bị người dân lấn chiếm đất làm rẫy. Từ khi thành lập năm 2002 đến nay, VQG Bù Gia Mập đã cơ bản chấm dứt tình trạng này. Để bảo vệ an toàn diện tích rừng trên địa bàn, đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 13 đơn vị, trong đó gồm 9 cộng đồng thôn bản và 4 đơn vị bộ đội biên phòng đóng chân trên địa bàn nhận khoán bảo vệ rừng. Trung bình mỗi đơn vị nhận khoán bảo vệ hơn 2.000 ha rừng với mức thu nhập bình quân từ 1,7-2,2 triệu đồng/người/tháng. Thực hiện giao khoán, bảo vệ rừng trên địa bàn Vườn đã hạn chế được “vấn nạn” chặt phá rừng trái phép, góp phần duy trì ổn định diện tích rừng được giao khoán; nâng cao đời sống của hộ gia đình nhận khoán, tạo động lực khuyến khích hộ tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng, đồng thời tiết kiệm ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ rừng. Nhờ vậy, số vụ vi phạm về khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã ở VQG năm sau giảm so với năm trước cả về số vụ và mức độ vi phạm. Nếu như trước đây mỗi năm xảy ra trên 2.000 vụ vi phạm lâm luật thì hiện nay đã giảm đến hơn 90%. /uploads/bvptr/2017_09/new-picture-30.png Nghỉ chân sau khi tuần tra bảo vệ rừng Được VQG Bù Gia Mập giao khoán bảo vệ rừng, bà con không chỉ được Nhà nước trả tiền công hàng tháng mà còn được phép khai thác những lâm sản phụ như: nứa, vầu, cây dược liệu dưới tán rừng theo Quyết định 178 của Chính phủ. Nhờ vậy, bà con dân bản có thêm việc làm, thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên. Có thể nói, nói từ khi người dân tham gia bảo vệ rừng đã giảm áp lực vào rừng, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về pháp luật trong việc bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy
Nguồn tin: Quỹ Bảo vệ và PTR