Công tác thực hiện xét nghiệm bệnh động vật

Thứ năm - 02/12/2021 04:33 932 0
Trong những năm qua, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt là phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, khép kín, đảm bảo ATSH, kiểm soát được dịch bệnh chủ động. Toàn tỉnh hiện nay có đến 1.788.469 con heo/349 trang trại chăn nuôi heo và có 9.628.110 con gà/87 trang trại nuôi gà. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, không đảm bảo ATSH  vẫn còn, nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Các dịch bệnh như: Dịch tả heo Châu Phi, Lở mồm long móng gia súc, bệnh dại động vật đã xảy ra, đặc biệt bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, tỉnh Bình Phước đang thực hiện xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu và tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với heo.
Trước sự phát triển chăn nuôi của tỉnh, tình hình dịch bệnh cũng diễn biến khá phức tạp thì vai trò của công tác xét nghiệm phát hiện dịch bệnh động vật rất cần thiết góp phần trong công tác phòng, chống dịch bệnh; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; giám sát phục vụ xuất kiểm dịch động vật cho người dân và các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
 Trong những năm qua, nhận thấy vai trò công xét nghiệm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tập trung nguồn lực về tài chính, nhân lực để đầu tư cho hoạt động xét nghiệm, xây dựng hoạt động xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 và đã được cơ quan đánh giá năng lực công nhận ISO/IEC 17025:2017 một số chỉ tiêu xét nghiệm trong lĩnh vực hóa lý, sinh học. Được Cục Thú y và Cục Chăn nuôi đã chỉ định hoạt động thí nghiệm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Tuy nhiên, do một số thiết bị máy móc, nhân lực vẫn còn thiếu nên nhiều chỉ tiêu về xét nghiệm bệnh động vật vẫn chưa thực hiện được, đa số vẫn phải gửi mẫu đi Thành phố Hồ Chí minh để xét nghiệm gây tốn kém kinh phí vẫn chuyển và mất thời gian chờ kết quả xét nghiệm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh.
Hình minh họa Chứng chỉ công nhận
*Với nhiệm vụ đặt ra là:
- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về chẩn đoán, xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, huyết thanh trên gia súc, gia cầm, thủy sản và các sản phẩm có nguồn gốc động vật, thủy sản; thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc thú y và thuốc thú y thủy sản theo phân cấp của Cục Thú y;
- Chẩn đoán bệnh, xét nghiệm (bao gồm cả xét nghiệm phi lâm sàng), kê đơn; chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật, thủy sản; phẫu thuật động vật
-  Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào công tác chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị của Trạm, phát huy tiềm năng trang thiết bị, thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm chính xác, nâng cao uy tín; xây dựng Trạm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017;
* Với phương châm “ CHÍNH XÁC -ỔN ĐỊNH”. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Phước cam kết:
- Xây dựng, thực hiện. duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo các hoạt động xét nghiệm luôn tuân thủ đúng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2017.
- Không ngừng hướng tới sự hài long của tổ chức, cá nhân thông qua việc đưa ra kết quả xét nghiệm đạt chính xác cao và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hang theo đúng quy định của pháp luật.
- Lãnh đạo của Chi cục không tạo ra bất kỳ áp lực nào về mặt chính trị, tổ chức, tài chính có thể gây ảnh hưởng tới tính trung thực, khách quan của mọi hoạt động và kết quả xét nghiệm
Kết quả thực hiện công tác xét nghiệm 2021: xét nghiệm được 6.800 mẫu huyết thanh phát hiện kháng thể bệnh Dịch tả heo cổ điển; 400 mẫu huyết thanh phát hiện kháng thể tự nhiên 3 ABC bệnh Lở mồm long móng; 1000 mẫu huyết thanh phát hiện kháng thể bệnh Cúm gia cầm H5N1; 1.000 mẫu huyết thanh phát hiện kháng thể bệnh Newcatsle; 80 mẫu nước dung trong chăn nuôi. Nguồn thu xét nghiệm trong năm đạt khoảng 1,4 tỷ đồng góp phần vào tự chủ của đơn vị.
Tiến tới trong tương lai gần mong rằng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Phước sẽ được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để phát triển công tác xét nghiệm bệnh động vật, xây dựng Trạm chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm dịch và điều trị bệnh động vật đạt chuẩn phòng xét nghiệm ATSH cấp 2, thực hiện được phong phú các chỉ tiêu xét nghiệm trong lĩnh vực sinh học, hóa học để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành chăn nuôi trên tỉnh nhà
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Duyên
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay6,701
  • Tháng hiện tại189,748
  • Tổng lượt truy cập6,972,719
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây