Giải pháp bảo tồn đàn bò rừng, bò tót ở huyện Đồng Phú

Thứ năm - 13/06/2013 02:40 1.235 0
Theo tài liệu báo cáo kết quả khảo sát vùng sinh cảnh Voi, Bò rừng, Bò tót cư trú, di trú trên địa bàn huyện Đồng Phú và huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước của Viện sinh học Nhiệt đới (tháng 01 năm 2011). Trên địa bàn huyện Đồng Phú ở khu vực Nông Lâm trường Tân Lập vẫn còn loài thú lớn sinh sống như Bò tót-Bos gaurus với số lượng 11 con ở khu vực đồi Xương Rồng tiểu khu 377, Bò rừng-Bos javanicus hơn 10 con ở khu vực suối Phèn, suối Đá Bàn tiểu khu 389 là Quần thể hoang dã bị nguy cấp (EN) có trong sách đỏ Việt Nam và quý hiếm nhóm IB theo Nghị định số 32 của Chính phủ.
Ngoài các loài thú lớn được khảo sát nêu trên, còn ghi nhận các loài động vật quý hiếm khác như Vọoc chà vá chân đen, Nai, Gà lôi hông tía cũng có mặt ở Nông Lâm trường này.Theo kết quả khảo sát của Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai kết hợp với Hạt Kiểm lâm Đồng Phú (tháng 6 năm 2012) ghi nhận, ở khu vực huyện Đồng Phú có: hai đàn Bò tót và một đàn Bò rừng. Trong đó, một đàn Bò tót đang sinh sống ở khu vực đồi Xương Rồng với khoảng 10 cá thể, một đàn Bò tót khác khoảng 6-7 cá thể đang sinh sống ở tiểu khu 388 và 389. Ở khu vực này cũng có một đàn Bò rừng khoảng 5-8 cá thể. Ông Trần Văn Mùi, Giám đốc KBT Đồng Nai cho biết “sự có mặt của hai đàn Bò tót với gần 20 cá thể, với đủ giới tính, độ tuổi ở huyện Đồng Phú đồng nghĩa với việc Quần thể Bò tót sẽ phát triển ổn định nếu có các giải pháp bảo tồn kịp thời” (nguồn: Tiền Phong Online)Mới đây, vào chiều tối ngày 25-4-2013 Phóng viên Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Hạt Kiểm lâm Đồng Phú và địa phương xã Tân Lợi xây dựng Phóng sự về đàn Bò tót đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh hiện hữu của đàn bò số lượng 11 con (trong đó có đủ giới tính gồm con bố, con mẹ và con con) tại khoảnh 3, tiểu khu 377 trên diện tích đất do Nông Lâm trường Tân Lập thuộc Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước quản lý. Chứng tỏ đây là đàn bò vẫn đang sinh trưởng và phát triển về số lượng (nguồn: Tuổi Trẻ Mobile)Theo Hạt Kiểm lâm Đồng Phú, tổng diện tích rừng tự nhiên khu vực đàn Bò tót, Bò rừng sinh sống từ năm 2005 ước khoảng 5.000ha, hiện nay diện tích này còn khoảng 1.229ha ở các tiểu khu 377, 388 và 389 là sinh cảnh đàn bò cư trú (số liệu cập nhật theo dõi Diễn biến rừng năm 2012)Bảo tồn Quần thể đàn bò, đồng thời bảo tồn bền vững nguồn gen, sinh cảnh của đàn bò và động vật quý hiếm là yêu cầu rất cần thiết. Nhằm kịp thời bảo vệ số lượng và phát triển đàn bò hiện có, cần tiến hành ngay việc quy hoạch một số diện tích rừng tự nhiên liền vùng, liền dãy hiện có, xây dựng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Phú có diện tích khoảng 1.000ha ở Nông Lâm trường Tân Lập gồm các tiểu khu 377, 388 và 389. Trong đó, cần lưu ý đến các diện tích rừng giáp ranh với Khu Bảo tồn Đồng Nai để tạo điều kiện cho các loài thú lớn như Bò tót, Bò rừng cũng như các loài thú quý hiếm khác được mở rộng sinh cảnh về Khu Bảo tồn(KBT Đồng Nai)Từ những dẫn liệu thu được nêu trên, ngày 22/5/2013 Chi cục Kiểm lâm Bình Phước đã có Văn bản số 330/BC-KL báo cáo UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đồng thời kiến nghị Cục Kiểm lâm và Kiểm lâm vùng III cử chuyên gia có các biện pháp hỗ trợ, bố trí Dự án Bảo tồn đàn bò bằng nguồn vốn Trung ương hoặc nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ để bảo tồn và phát triển đàn bò nêu trên. Tuy nhiên, nếu được bố trí Dự án xây dựng Khu Bảo tồn Thiên nhiên và phục vụ cho công tác giữ gìn rừng đầu nguồn, các hệ sinh thái khác nhau lâu dài và bảo tồn các loài thú lớn quý hiếm đang trên bờ vực tuyệt chủng như Bò tót, Bò rừng và các loài động thực vật hoang dã quý hiếm khác cần có chương trình điều tra, nghiên cứu tổng thể về Đa dạng sinh học ở khu vực rừng của Nông Lâm trường Tân Lập huyện Đồng Phú trong thời gian tới. Điều này, sẽ góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu về Đa dạng sinh học của các loài động thực vật và góp phần giám sát Đa dạng sinh học và Bảo tồn sinh học. Điều này, sẽ giúp các cơ quan giám sát tư vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh ra những quyết sách thích hợp để phát triển kinh tế bền vững ở địa phương tỉnh Bình Phước (nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát vùng sinh cảnh Voi, Bò rừng, Bò tót cư trú, di trú trên địa bàn huyện Đồng Phú và huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước của Viện sinh học Nhiệt đới (tháng 01 năm 2011))./.
Tác giả bài viết: Phòng Bảo tồn thiên nhiên (tổng hợp) - CC Kiểm Lâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay3,591
  • Tháng hiện tại137,849
  • Tổng lượt truy cập6,710,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây