Hoạt động của Đội Kiểm lâm cơ động trực thuộc Chi cục Kiểm lâm
Trần Bá Tùng-CCKL
2013-11-23T18:02:12-05:00
2013-11-23T18:02:12-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/kiem-lam/tin-tuc-su-kien/Hoat-dong-cua-Doi-Kiem-lam-co-dong-truc-thuoc-Chi-cuc-Kiem-lam-11.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/kiem-lam/2013_07/kiem-lam.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm (sau đây gọi tắt là Đội), có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương tỉnh Bình Phước.
Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và tình hình thực tế hàng năm mà Đội xây dựng Kế hoạch công tác cụ thể để triển khai thực hiện, trong đó chú trọng phối hợp Hạt Kiểm lâm sở tại các huyện, thị xã trong tỉnh (sau đây gọi tắt là Hạt) và các lực lượng khác có chức năng liên quan nắm bắt tình hình, đấu tranh ngăn chặn các vụ vi phạm, tham mưu và xử lý theo thẩm quyền những vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ở địa phương. Kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ Trong công tác phối hợp quản lý bảo vệ rừng: Định kỳ 01 lần/tuần hoặc đột xuất bố trí lực lượng phối hợp cùng Hạt, chủ rừng sử dụng phương tiện cơ giới hoặc đi bộ xuyên rừng vào những lâm phần (theo các đường xương cá) kiểm tra các biện pháp quản lý bảo vệ rừng (đường ranh bao ngạn, các biển báo…) nếu phát hiện rừng có dấu hiệu bị xâm phạm (khai thác, chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, gây cháy rừng v.v…) ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng thì dùng máy định vị xác định vị trí, mục trắc sơ bộ đánh giá thiệt hại ban đầu, xác định đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, lập các thủ tục ghi nhận vụ việc làm cơ sở xác minh mức độ thiệt hại thực tế, tham mưu, đề xuất xử lý theo qui định. Trong công tác phối hợp quản lý lâm sản: Căn cứ kế hoạch khai thác lâm sản đã được phê duyệt, lập kế hoạch phối hợp cùng Hạt, chủ rừng kiểm tra hồ sơ thủ tục và hoạt động khai thác lâm sản của các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra ranh giới khai thác, đối chiếu hồ sơ đã được phê duyệt với thực tế kiểm tra lâm sản đang thực hiện khai thác tại hiện trường để xác định tính hợp pháp; lập thủ tục đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm. Lập Kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất phối hợp cùng Hạt, chính quyền địa phương kiểm tra thủ tục, hoạt động chế biến kinh doanh lâm sản, nuôi nhốt động vật hoang dã của các tổ chức, cá nhân ở địa phương đã được cấp phép. Thực hiện kiểm tra hồ sơ, thủ tục hoạt động, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, động vật hoang dã nhập vào, xuất ra theo qui định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản”; lập thủ tục đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm. Tóm lại , được sự chỉ đạo kịp thời của Ban chỉ đạo Bảo vệ rừng tỉnh Bình Phước, Đội thường xuyên phối hợp với Hạt, các chủ rừng, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện các biện pháp đồng bộ trong việc kiểm tra tình hình quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Kết quả đạt được trong những năm qua là đã phát hiện, tham mưu, xử lý nhiều vụ khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép; tích cực bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, giải quyết thỏa đáng nhu cầu sản xuất, kinh doanh lâm sản hợp pháp của tổ chức và cá nhân ở địa phương, qua đó góp phần tăng thu nhập hợp lý cho nhân dân và phát triển kinh tế tỉnh nhà. Một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng &quản lý lâm sản trong thời gian tới Tổ chức tuyên truyền (bằng nhiều hình thức) các văn bản pháp luật có liên quan để mọi tầng lớp nhân dân am hiểu, không có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đồng thời tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Đôn đốc nâng cao trách nhiệm của Ban chỉ đạo Bảo vệ rừng xã, phát huy tốt vai trò tham mưu của Kiểm lâm địa bàn trong việc quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn. Nhắc nhở các chủ rừng chủ động xây dựng Kế hoạch tuần tra, bố trí chốt, trạm, lực lượng bảo vệ rừng ở những vị trí hợp lý để quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã được Nhà nước giao quản lý, sử dụng. Xây dựng Quy chế phối hợp; thường xuyên, định kỳ tổ chức lực lượng triển khai Kế hoạch tuần tra truy quét bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên toàn địa bàn tỉnh (chú trọng các khu vực trọng điểm giáp ranh huyện, tỉnh). Tích cực đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ở địa phương. Trong thời gian tới, Đội sẽ phát huy nhân rộng những thành tích đạt được, đồng thời khắc phục khó khăn để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đó cũng là hành động thiết thực góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” ở tỉnh Bình Phước./.
Tác giả bài viết: Trần Bá Tùng-CCKL