Vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

Thứ hai - 18/11/2013 01:18 4.949 0
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.
Với ý nghĩa đó hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm chỉ đạo được xác định “Đa dạng sinh học là nền tảng kinh tế xanh; bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng bền vững đa dạng sinh học góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan quản lý, mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, các ngành và địa phương”. Hiện nay, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Bình Phước đã được thực hiện hết sức chặt chẽ. Các Vườn Quốc gia, rừng phòng hộ đã hoạt động có hiệu quả. Các vấn đề về đa dạng sinh học như sinh vật ngoại lai đã bước đầu được khảo sát và tìm giải pháp phòng trừ. Hiện nay đã xác định được thành phần thực vật tại VQG Bù Gia Mập với 1.117 loài, 475 chi, 128 họ, trong đó có 98 loài khuyết thực vật, 8 loài thực vật hạt trần và 1.011 loài thực vật hạt và 105 loài thú rừng thuộc 29 họ và 16 bộ, 246 loài chim thuộc 56 họ và 16 bộ (trích số liệu từ Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, đến năm 2020). Mặt khác để có một hệ thống cơ sở dữ liệu về thành phần giống loài, đặc điểm phân loại, thông tin về đặc điểm sinh học, các đặc trưng phân bố của loài trên toàn tỉnh, hiện nay Sở Tài nguyên & Môi trường là đơn vị đang triển khai dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012-2020”. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai. Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng. Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ. Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Hiện nay dưới tác động của một số yếu tố đã và đang làm suy giảm đa dạng sinh học, có thể kể đến các nguyên nhân chính là do: Phong tục tập quán, trình độ nhận thức và phương thức sản xuất của người dân; Nhận thức và cách tiếp cận phương thức quản lý bảo tồn của cán bộ; Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tập quán canh tác; Phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy muốn bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cần chú ý 05 vấn đề cơ bản sau: Một là, nâng cao nhận thức của người dân về dân số, phân bố dân cư hợp lý, tránh di cư tự do. Hai là, xây dựng những chính sách thiết thực, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển KTXH địa phương, gắn lợi ích của người dân khi tham gia vào công tác bảo tồn. Ba là, giải quyết tốt mâu thuẫn của người dân địa phương về quyền sử dụng đất, quyền hưởng lợi tài nguyên rừng. Bốn là, cân đối việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, nâng cao đời sống của người dân, tạo công ăn việc làm. Năm là, khi xây dựng quy hoạch bảo tồn cần phải gắn với khu vực và lãnh thổ. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012 tại Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 thì hiện nay độ che phủ của rừng là 40,7%. Để độ che phủ của rừng ngày càng tăng đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ đa dang sinh học. Bởi vì Bảo vệ đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ con người, nhưng đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi những lựa chọn liên quan tới phát triển kinh tế. Đảo ngược xu thế này chẳng những là việc mà thế giới có thể làm và phải làm để bảo đảm sự tồn tại của loài người. Những phản ứng mang tính toàn cầu đối với tổn thất sinh thái và các chiến lược bảo tồn thiên nhiên cần được tăng cường nhằm đảo ngược xu hướng tổn thất đa dạng sinh học hiện nay. Vì vậy, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phải nhận được quan tâm sâu rộng hơn nữa từ phía các ban, ngành, cơ quan và tổ chức nếu như chúng ta có ý định ngăn ngừa các tổn thất thiên tai của đa dạng sinh học”. Chúng ta cần bảo tồn đa dạng sinh học vì đó là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, nội dung này cũng đã được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7, khóa XI “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”./.
Tác giả bài viết: Trần Thị Liên, Phòng BTTN Chi cục Kiểm lâm
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay8,366
  • Tháng hiện tại194,996
  • Tổng lượt truy cập6,977,967
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây