Phạt 500 triệu đồng nếu nuôi nhốt từ 8 cá thể động vật rừng qúy hiếm

Thứ hai - 18/11/2013 01:10 630 0
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 157/2013/NĐ-CP, ngày 11/11/2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Theo đó, một số hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định sẽ bị phạt cao nhất đến 500 triệu đồng. Nghị định quy định mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.
Ngoài các mức phạt theo quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải chịu các hình phạt bổ sung và bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đã gây ra. Với những hành vi vi phạm, tổng số hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định sẽ bị xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định quy định, những hành vi lấn chiếm rừng có thể bị phạt tiền từ 2 - 50 triệu đồng tùy vào diện tích rừng bị lấn chiếm. Người có hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp bị phạt mức từ cảnh cáo đến 20 triệu đồng. Có hành vi vi phạm về thiết kế khai thác gỗ sẽ bị phạt từ 3 - 15 triệu. Khai thác gỗ trái phép có thể bị phạt đến 200 triệu đồng. Nếu khai thác trái phép quá những quy định tại Nghị định, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm về phát triển, bảo vệ rừng có thể bị phạt đến 500 triệu đồng nếu chậm trồng rừng mới thay thế trên 1 năm với diện tích 50ha, 2 năm với diện tích trên 40 ha và trên 3 năm với diện tích trên 30 ha. Phạt đến 2 triệu dồng đối với tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, đi du lịch trái phép ở rừng đặc dụng; phạt đến 3 triệu đồng nếu đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của Nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng. Với chủ rừng được giao rừng, cho thuê rừng không có phương án phòng, chữa cháy và công trình phòng, chữa cháy rừng, không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên, rừng do mình quản lý sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng. Với hành vi phá rừng đặc dụng từ 700 - 1000m3 sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng. Với những vi phạm quy định về quản lý lâm sản sẽ bị phạt đến 500 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền từ 500 nghìn đến 10 triệu đồng hành vi săn, bắn, bắt; nuôi nhốt, lấy dẫn xuất động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định bị phạt; trường hợp săn bắn, bẫy bắt động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7 - 13 triệu đồng sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Đặc biệt, đối với trường hợp nuôi trái phép từ 8 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB sẽ bị xử phạt từ 400 - 500 triệu đồng. Trường hợp bắt được có tang vật động vật rừng hoặc bộ phận của chúng (có giá trị từ trên 270.000.000 đồng) cũng sẽ bị phạt từ 400 - 500 triệu đồng... Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2013, thay thế Nghị định số 99/2009/NĐ-CP, ngày 2/11/2009 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản./.
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay8,468
  • Tháng hiện tại104,395
  • Tổng lượt truy cập6,468,395
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây