Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng tiếp nhận động vật hoang dã do người dân tự nguyện giao nộp

Thứ hai - 10/06/2024 22:54 24 0
Ngày 06/6/2024 Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng tiếp nhận 01 cá thể Kỳ đà hoa (có tên khoa học: Varanus salvator ) do ông Nguyễn Thanh Tiên, địa chỉ: 89, Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước tự nguyện giao nộp.
Ngày 06/6/2024 Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng tiếp nhận 01 cá thể Kỳ đà hoa (có tên khoa học: Varanus salvator ) do ông Nguyễn Thanh Tiên, địa chỉ: 89, Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước tự nguyện giao nộp.
Qua lời kể của ông Nguyễn Thanh Tiên, trưa cùng ngày trong khi đang làm việc ông phát hiện 01 cá thể động vật hoang dã đang ở gần khu vực quán nên đã bắt lại. Sau khi tìm hiểu và được biết đây là loài Kỳ đà hoa thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nên đã liên hệ với Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước để tiền hành giao nộp.
Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tiếp nhận Kỳ đà hoa do người dân giao nộp.
Cá thể Kỳ đà hoa (có tên khoa học:Varanus salvator) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB, được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Sau khi tiếp nhận cá thể Kỳ đà hoa có trọng lượng 1,5 kg, giới tính cái, khỏe mạnh nên Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR đã liên hệ, sau đó bàn giao động vật cho Trung tâm Tuyên truyền, Du lịch và Cứu hộ bảo tồn thuộc Ban quản lý Rừng đặc dụng Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập để được chăm sóc, theo dõi, khi đủ các điều kiện sẽ thả về môi trường tự nhiên.
Việc người dân tự nguyện giao nộp động vật rừng cho cơ quan chức năng cho thấy sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của người dân trong việc thực thi pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; qua đó minh chứng cho hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua. Việc tái thả động vật hoang dã về tự nhiên góp phần quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Công Thái
Nguồn tin: Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay10,414
  • Tháng hiện tại190,022
  • Tổng lượt truy cập5,967,444
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây