Theo báo cáo của trạm Kiểm lâm Ngầm 79 trong thời gian vừa qua đã xảy ra 02 lần Bò Tót tấn công con người, vào ngày 03/5/2024 cá thể Bò Tót đã chủ động tấn công đồng chí Vũ Văn Phúc (Trạm trưởng Trạm KL ngầm 79) khi cùng lực lượng bảo vệ rừng đang đi tuần tra trên khu vực này, rất may đồng chí Phúc chỉ bị chấn thương phần mềm.
Bò tót được ghi hình từ bẫy ảnh tại VQG Bù Gia Mập năm 2023
Nhìn ở một góc độ nào đó, môi trường sống của các loài thú lớn bị thu hẹp, nguồn thức ăn khó tìm kiếm nhất là trong mùa khô, chính vì vậy mà chúng xảy ra xung đột với con người là không có gì lạ, việc tuyên truyền đến người dân sống ven rừng để bảo vệ Bò tót và các loài động vật hoang dã là cần thiết, phải có chiến lược phát triển bền vững lâu dài nhằm bảo vệ sinh cảnh của các loài động vật hoang dã. Con người phải luôn có ý thức thân thiện với môi trường, không phá vỡ hệ sinh thái rừng. Nếu để tình trạng mất rừng thu hẹp không gian sống của chúng, thì việc thú rừng giành giật thức ăn và tất công con người là điều dễ hiểu, động vật hoang dã là những loài động vật sống trong tự nhiên. Chúng đã sống hàng nghìn năm mà không có tác động trực tiếp từ con người dần dần đã tiến hóa về hành vi và thích nghi để có thể tồn tại trong môi trường phức tạp, mặc dù con người lựa chọn một số loài động vật rừng để nuôi và để thuần hóa gần gũi với sự chăm sóc nuôi dưỡng như một loài thú cưng, tuy nhiên với bản năng của động vật hoang dã khi không thể đáp ứng các nhu cầu về hành vi, xã hội, dinh dưỡng hay tâm lý…Việc này về lâu dài cũng tiềm ẩn nguy hiểm bởi động vật hoang dã thường trở nên hung hăng, có thể mang mầm bệnh nguy hiểm với con người, Đặc biệt, việc nuôi nhốt một số loài động vật hoang dã còn vi phạm pháp luật./.