Một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp

Thứ tư - 19/06/2019 02:53 857 0
Ngày 25/04/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, thay thế Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt. Đối với các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính đồng thời được quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP gồm 04 chương, 38 điều, tăng 05 điều so với Nghị định 157/2013/NĐ-CP, về cơ bản Nghị định này kế thừa các quy định tại Nghị định 157/2013/NĐ-CP, tuy nhiên đã điều chỉnh bãi bỏ một số hành vi không phù hợp với thực tiễn; đồng thời, bổ sung một số hành vi mới và cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực lâm nghiệp, cụ thể như sau: Đối tượng “tổ chức” được quy định rõ gồm: Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Một số hành vi lần đầu tiên được điều chỉnh quy định tại Nghị định này gồm: Vi phạm các quy định về quản lý rừng bền vững; Vi phạm quy định về kinh doanh giống cấy lâm nghiệp chính; Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng. Quy định rõ mức phạt tiền và đối với hành vi khai thác gỗ trái phép là gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật người điều khiển phương tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền kiểm tra phương tiện vận chuyển thì bị xử phạt theo quy định. Quy định rõ chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua bán lâm sản theo quy định, trường hợp chủ lâm sản đồng thời là chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp phương tiện có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt hai hành vi: Vận chuyển lâm sản trái pháp luật và mua bán lâm sản trái pháp luật. Nghị định định này bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lâm nghiệp cho Cảnh sát biển, Hải quan./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dương
Nguồn tin: Chi bộ Thanh tra Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay8,366
  • Tháng hiện tại192,759
  • Tổng lượt truy cập6,975,730
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây