Tác hại của Hàn the trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Đoàn Đại Thành
2019-09-10T21:11:58-04:00
2019-09-10T21:11:58-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/thanhtra/Tin-tuc-su-kien/Tac-hai-cua-Han-the-trong-san-xuat-kinh-doanh-thuc-pham-50.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/thanhtra/2019_09/han-the.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Hàn the tên hóa dược là Borax. Borac cũng được gọi là borat natri ngậm 10 phân tử nước hay tetraborat natri ngậm 10 phân tử nước, là một hợp chất hoá học quan trọng của Bo. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh, dễ dàng hoà tan trong nước. Khi để ngoài không khí khô, nó bị mất nước dần và trở thành khoáng chất màu trắng như phấn (Na2B4O7.5 H2O). Borac thương phẩm được bán ra thông thường bị mất nước một phần. Chất này thường được sử dụng trong các loại chất tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng. Nhưng hiện nay nhiều người vẫn dùng Hàn the để bảo quản và chế biến thực phẩm. Hàn the là chất mà Bộ Y tế đưa ngoài danh mục được phép sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế trong sản xuất kinh doanh thực phẩm như bún, giò, chả nhằm để tạo độ dai, giòn, trắng cho thực phẩm, làm thực phẩm lâu hỏng có người đã sử dụng chất này. Việc cho Hàn the vào thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. /uploads/thanhtra/2019_09/han-the_1.jpg Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại, nhất là phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu dùng quá liều cho phép có thể gây ngộ độc cấp tính. Dù chỉ là một liều lượng nhỏ nếu sử dụng thường xuyên, liên tục chất phụ gia thực phẩm ngoài danh mục vẫn sẽ tích lũy trong cơ thể và gây tổn thương lâu dài. Khi sử dụng thực phẩm có Hàn the thì sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3%, còn 15% được tích lũy trong các mô mỡ, mô thần kinh, dần dần tác hại đến nguyên sinh chất và đồng hóa các aminoit, gây ra một hội chứng ngộ độc mạn tính: ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút; nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai. Không những thế các chất dinh dưỡng, vitamin… trong thực phẩm cũng bị phá hủy. Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính chỉ với 15 gram và tỉ lệ tử vong do ngộ độc cấp tính khoảng 50%. Trên thực tế, người tiêu dùng không thể biết được thực phẩm mình sử dụng có hóa chất độc hại không, bởi hầu hết các hóa chất độc hại thường phải qua các test kiểm tra nhanh, hoặc phải làm một số xét nghiệm hóa sinh mới phát hiện được. Nên hầu như tâm lý của người dân khi mua thực phẩm là tin tưởng vào người kinh doanh và đạo đức của người sản xuất. Đa số những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều biết rõ về các tác hại của hàn the đối với sức khỏe người tiêu dùng song do hàn the có những đặc điểm nổi bật tác động đến thực phẩm như: tạo độ giòn, dai cho giò chả, nem, bảo quản thực phẩm lâu hơn…Vì lợi nhuận người sản xuất, kinh doanh sẵn sàng cho hàn the để bảo quản thực phẩm. Qua kết quả thanh tra an toàn thực phẩm của Sở Nông nghiệp và PTNT trong 06 tháng đầu năm 2019. Đoàn thanh tra đã phát hiện 01 hộ gia đình sản xuất giò chả có hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, thực hiện tốt VSATTP, ngoài việc nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh, các ngành liên quan cần tăng cường hơn nữa các đợt thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các loại thực phẩm không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hãy tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình mình bằng cách nên chọn những loại thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, địa chỉ đáng tin cậỵ./.
Tác giả bài viết: Đoàn Đại Thành
Nguồn tin: Thanh tra Sở: