Mô hình cải tạo đàn dê

Chủ nhật - 28/11/2021 22:36 173 0
Nghề chăn nuôi dê trong những năm qua phát triển mạnh cả về số lượng đàn và số hộ nuôi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 3000 hộ đang chăn nuôi dê với tổng đàn khoảng 175.000 con; toàn tỉnh có 3 HTX, 02 CLB chăn nuôi dê hiệu quả với khoảng 100 thành viên tham gia, trong đó có 01 HTX chăn nuôi dê theo chuỗi liên kết. Giá bán dê thịt vài năm qua luôn ở mức cao, tạo thu nhập của người chăn nuôi tương đối cao ổn định. Mặt khác dê là động vật ăn tạp, dễ nuôi, ít bị bệnh, mức đầu tư thấp, quay vòng vốn nhanh, thị trường đầu ra khá ổn định.
Tuy nhiên, phần lớn người nông dân vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chưa tạo ra được các vùng chăn nuôi quy mô lớn, các giống dê nuôi chủ yếu là các giống địa phương (dê cỏ, dê Bách Thảo lai,…), vóc dáng nhỏ, sức sinh sản thấp. Đồng thời, người nuôi dê cũng chưa biết chọn, sử dụng phương pháp lai nào tốt nhất; chưa quan tâm đến việc ghi chép sổ sách, theo dõi trong phối giống, luân chuyển dê đực để tránh cận huyết, chưa chủ động tham gia chuỗi liên kết nên ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng dê thịt, ảnh hưởng không nhỏ thu nhập, làm giảm hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, để giúp nghề nuôi dê phát triển ổn định bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã xây dựng Mô hình“Cải tạo đàn dê nhằm nâng cao tầm vóc, sức sinh sản của dê địa phương, tham gia chuỗi liên kết”.
Mục tiêu chính của mô hình là xây dựng được mô hình cải tạo đàn dê cho năng suất, chất lượng cao hơn bằng cách dùng dê đực Boer lai với dê cái Bách Thảo, dê cái địa phương, tăng thể trọng đàn dê thịt lên 10-15% so với giống dê đang nuôi, vóc dáng đẹp, tăng thu nhập; Giúp người nuôi biết theo dõi, ghi chép sổ sách trong công tác phối giống để tránh cận huyết làm giảm sức sống và vóc dáng. Ngoài ra giúp kết nối, thực hiện chuỗi liên kết chặt chẽ, hiệu quả, ổn định lâu dài giữa các hộ chăn nuôi dê trong HTX (sản xuất, cung ứng sản phẩm) với Công ty TNHH MTV Dê Cười Bình Long (thu mua sản phẩm).
Mô hình thực hiện tại HTX Nông nghiệp hữu cơ xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập với quy mô 5 con dê đực giống Boer cho 5 hộ dân là thành viên của HTX, 1 con/hộ. Những hộ chọn lựa tham gia mô hình là những hộ có đàn dê cái trên 20 con nhưng chưa có dê đực. Sau khi tiến hành các bước và khảo sát thì ngày 28/11/2021 đã tiến hành giao 05 con dê được giống Boer cho 05 hộ kèm theo thức ăn viên chăn nuôi dê..
Mặc dù dịch bệnh covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất nhưng cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh vẫn cố gắng thực hiện tốt mô hình. Kết quả bước đầu cho thấy nông dân chăn nuôi dê rất phấn khởi, mô hình hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả và ý nghĩa thực sự cho người chăn nuôi nói chung người chăn nuôi dê nói riêng.
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Tấn Phước
Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay7,326
  • Tháng hiện tại190,373
  • Tổng lượt truy cập6,973,344
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây