Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh hướng tới xuất khẩu tại Hớn Quản.
Lê Thị Thúy Hồng
2017-07-12T23:32:22-04:00
2017-07-12T23:32:22-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Xay-dung-vung-chan-nuoi-an-toan-co-kiem-soat-dich-benh-huong-toi-xuat-khau-tai-Hon-Quan-1510.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh”, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Phước phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia triển khai dự án xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trong nông hộ tại Hớn Quản.
Tổng đàn của các hộ tham gia dự án 246.400 con/10 hộ; quy mô dự án hỗ trợ 18.000 con, xây dựng an toàn dịch bệnh với 02 bệnh cúm gia cầm và newcastle. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Phước chọn huyện Hớn Quản là địa điểm triển khai dự án vì đây là huyện thuộc phạm vi triển khai Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu”. Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi của Hớn Quản có bước phát triển khá nhanh, đặc biệt là chăn nuôi gà. Theo số liệu thống kê của ngành trên địa bàn huyện có 1.283 hộ chăn nuôi gà với tổng đàn 1.223.797 con, hàng năm bà con trong huyện cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2 triệu con gà thương phẩm. Trong số 1.283 hộ chăn nuôi gà thì có 22 trang trại chăn nuôi tập trung, còn lại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tham gia triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh hướng tới xuất khẩu các hộ nông dân sẽ được hỗ trợ một phần vắc xin, thuốc sát trùng, thuốc tẩy ký sinh trùng, tập huấn 2 lượt: trong đó lớp 1 về quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học; quy trình phòng bệnh và vệ sinh thú y trong chăn nuôi gia cầm; hướng dẫn thành lập nhóm liên kết trong chăn nuôi gia cầm, liên kết trong việc mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra; lớp 2: trình tự đăng ký và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và newcastle; đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, các văn bản liên qan đến xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Dự kiến đến cuối năm 2017, trong 10 hộ tham gia dự án, tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng 100%, đảm bảo tỷ lệ bảo hộ trên 70%, tối thiểu có 7 hộ được công nhận an toàn dịch bệnh. /uploads/news/2017_07/new-picture-67.png Hình ảnh hộ chăn nuôi thực hiện dự án tại xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản Để xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại xã huyện Hớn Quản thành công thì vai trò, trách nhiệm của hộ chăn nuôi hết sức quan trọng. Đây chính là các chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hộ chăn nuôi phải tuân thủ thực hiện hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Từng bước chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi của địa phương. Dự án triển khai thành công là mô hình để người chăn nuôi gia cầm trong và ngoài tỉnh tham quan, học tập.
Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập – Phước Long