XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỘ CAO, ĐỘ DỐC CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thứ hai - 14/12/2015 20:04 2.290 0
Thực hiện Quyết định số 3746/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/9/2015 thì hàng năm quỹ bảo vệ và phát triển rừng của các tỉnh phải xây dựng kế hoạch thu thập, cập nhật dữ liêu chi trả dịch vụ môi trường rừng. Dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng có nhiều thông tin, trong đó có những thông tin về địa hình, như độ cao, độ dốc. Nhưng trên phạm vi một tỉnh, nếu sử dụng các phương pháp kỹ thuật truyền thống để xây dựng các lớp bản đồ độ cao, độ dốc thì không những tốn kém về kinh phí, thời gian mà độ chính xác cũng không cao, thiếu tính đồng bộ. Để khắc phục những hạn chế này góp phần thiết thực cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bình Phước được hiệu quả; đồng thời tương thích với hệ thống cơ sỡ dữ liệu của Tổng cục Lâm nghiệp cũng như hệ thống thôn tin ngành lâm nghiệp (FOMIS) thì việc xây dựng các lớp bản đồ địa hình, đặc biêt là lớp bản đồ độ cao và lớp bản đồ độ dốc từ lớp bản đồ mô hình số hóa độ cao (DEM) bằng những công nghệ phân tích không gian chuyên dụng trong hệ thống thông tin địa lý là hết sức cần thiết.
Kết quả sử dụng lớp bản đồ mô hình số độ cao, độ phân giải 30 m khu vực Bình Phước của ASTER Global DEM (sản phầm mô hình hóa độ cao toàn cầu miễn phí của Bộ Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Bản (METI) với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) để xây dựng lớp bản đồ độ cao và lớp bản đồ độ dốc tỉnh Bình Phước trong ArcGIS, Mapinfo, như sau: 1. Lớp độ cao /uploads/news/2015_12/new-picture-107.png Hình 01: Xây dựng lớp độ cao từ ASTER Global DEM trong GIS Phân tích lớp bản đồ độ cao cho thấy, độ cao trung bình toàn tỉnh là 199 m, biến động từ 10 - 744 m, trong đó: 233.749,71 ha có độ cao dưới 100 m, 205.785,57 ha có độ cao từ 100 - 200 m, 132.518,39 ha có độ cao từ 200 - 300 m, 77.893,59 ha có độ cao từ 300 - 400 m, 26.937,62 ha có độ cao từ 400 - 500 m, 7.892,88 ha có độ cao từ 500 - 600 m, 1.334,08 ha có độ cao từ 600 - 700 m, 79,51 ha có độ cao trên 700 m. 2. Lớp bản đồ độ dốc: /uploads/news/2015_12/new-picture-108.png Hình 02: Xây dựng lớp độ dốc từ ASTER Global DEM trong GIS Phân tích lớp bản đồ độ dốc cho thấy, độ dốc trung bình toàn tỉnh là 7,7o, biến động từ 1 - 77o, trong đó: 642.152,97 ha có độ dốc dưới 15o, 39.153,14 ha có độ dốc từ 15 - 25o, 4.544 ha có độ dốc từ 25 - 35o, 341,24 ha có độ dốc trên 35o. Từ những lớp bản đồ nêu trên cho phép xác định độ cao, độ dốc cho mỗi ô vuông (kích thước 30 m x30 m) bất kỳ trên địa bàn tỉnh; đồng thời cũng cho phép xác định độ cao, độ dốc của các lô rừng cũng như ở các điểm trong lưu vực. Hy vọng những kết quả này sẽ góp phần thực hiện thành công kế hoạch thu thập, cập nhật dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm của tỉnh Bình Phước.
Tác giả bài viết: TS.Trần Quốc Hoàn
Nguồn tin: Sàn giao dịch nông sản Bình Phước:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây