Hội nghị trực tuyến đánh giá và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu phi
Ngô Bích Thảo
2019-05-13T21:53:49-04:00
2019-05-13T21:53:49-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-doan-the/Hoi-nghi-truc-tuyen-danh-gia-va-trien-khai-cac-giai-phap-phong-chong-dich-benh-ta-lon-chau-phi-1853.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2019_05/218636dc37e3d2bd8bf2.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Để triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), sáng nay, ngày 13/5/2019, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh DTLCP, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp, phòng chống dịch.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban ngành địa phương 63 tỉnh thành. Điểm cầu Bình Phước có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trần Văn Lộc và một số lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, đồng thời cũng được nghe kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới. Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh: “Lịch sử ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam chưa bao giờ phải đối mặt với một loại dịch cực kỳ nguy hiểm, rất nan giải, phức tạp và tốn kém trong phòng, chống; đặc biệt là thiệt hại về kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Theo thống kê hiện nay DTLCP đã lan ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là hơn 1,2 triệu con (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn heo của cả nước). Tuy nhiên, thời gian qua đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó lại phát sinh heo bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã. Để nắm bắt tình hình tại các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã mời một số địa phương cùng chia sẻ về chính sách cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh như tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh… /uploads/news/2019_05/218636dc37e3d2bd8bf2_1.jpg PCT Huỳnh Anh Minh, GĐ sở Trần Văn Lộc chủ trì điểm cầu tỉnh Bình Phước Để đảm bảo và hạn chế tình trạng bùng phát, lây lan dịch bệnh, các địa phương cần chủ động việc phòng, chống dịch bệnh tập trung vào các giải pháp: Chủ động phát hiện sớm, báo cáo dịch bệnh, công bố dịch bệnh theo đúng quy định. Huy động các lực lượng địa phương (kể cả công an, quân đội, dân quân…) để tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết kịp thời, triệt để trong vòng 24 giờ theo đúng quy định; thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng bằng thuốc và vôi bột, nhất là tại các hộ chăn nuôi có lợn bệnh, khu vực xung quanh và trong quá trình xử lý ổ dịch tránh tình trạng để lâu, vứt xác lợn ra môi trường làm ô nhiễm, lây lan dịch bệnh. Đối với các địa phương có bệnh DTLCP, xem xét việc thành lập các trạm, chốt kiểm dịch để kiểm soát vận chuyển động vật nội tỉnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Kịp thời hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi lợn có lợn buộc phải tiêu hủy đảm bảo công khai, minh bạch để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp chống dịch, bố trí kinh phí trả thù lao phù hợp cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh. Củng cố và tăng cường năng lực của hệ thống thú y các cấp để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi, doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng các vùng chăn nuôi, chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, an toàn sinh học. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để các cơ quan, người dân nắm bắt tình hình, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh…/
Tác giả bài viết: Ngô Bích Thảo