Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 26/9 - 2/10)

Thứ ba - 26/09/2017 23:33 618 0
Tại các tỉnh phía Bắc, rầy lứa 7 mật độ tăng, hại trên giống nhiễm, gây cháy ổ nhỏ nếu không phòng trừ kịp thời. Sâu đục thân 2 chấm hại trà lúa mùa muộn. Sâu cuốn lá nhỏ hại diện hẹp.
1. Trên lúa Các tỉnh phía Bắc - Rầy lứa 7 mật độ tăng, hại trên giống nhiễm, gây cháy ổ nhỏ nếu không phòng trừ kịp thời. Sâu đục thân 2 chấm hại trà lúa mùa muộn. Sâu cuốn lá nhỏ hại diện hẹp. Bệnh lùn sọc đen hại trên các trà lúa giai đoạn đòng - trỗ. Bệnh khô vằn, bạc lá… hại tăng trên giống nhiễm, ruộng bón thừa đạm, sau những đợt mưa dông. Chuột, bọ xít dài, bệnh lem lép, nhện gié… tiếp tục hại. Các tỉnh Bắc Trung bộ - Bệnh lùn sọc đen hại trên lúa mùa muộn tại Nghệ An. Chuột hại trên trà lúa mùa muộn đòng - trỗ. Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá, nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt... hại trên lúa mùa tại các tỉnh trong vùng, hại nặng tại Nghệ An, Thanh Hóa. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên - Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân bông bạc, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn... hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu đục thân,... hại cục bộ trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại chủ yếu lúa vụ 10, lúa gieo thẳng, lúa rẫy giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, hại cục bộ lá đòng trên lúa vụ 3 giai đoạn đòng trỗ. Ốc bươu vàng lây lan rộng theo mưa lũ. Các tỉnh phía Nam - Rầy nâu phổ biến tuổi 5 - trưởng thành. Theo dõi chặt chẽ tình hình rầy nâu trên đồng ruộng. Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2017 - 2018: Khuyến cáo vệ sinh tốt đồng ruộng, theo dõi rầy vào đèn và tình hình khí tượng thủy văn ở địa phương. - Bệnh đạo ôn lá gia tăng diện tích trên lúa giai đoạn đẻ nhánh và bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ do ảnh hưởng của mưa thường xuất hiện vào buổi chiều tối. Ngoài ra, ốc bươu vàng đang có chiều hướng gia tăng diện tích nhiễm, cần lưu ý trên những cánh đồng trũng không tiêu thoát nước dễ bị ốc bươu vàng tấn công và gây hại nặng; bệnh cháy bìa lá, bệnh lem lép hạt giai đoạn đẻ nhánh - trỗ chín. 2. Trên cây trồng khác - Cây cà phê: Bệnh khô cành, gỉ sắt rệp sáp, thán thư, bọ xít muỗi, đốm mắt cua... hại tăng. - Cây có múi: Diện tích nhiễm bệnh Greening, sâu đục quả, sâu vẽ bùa tiếp tục gây hại. - Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tăng nhẹ diện tích nhiễm.- Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ giảm.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Báo Sài Gòn Giải Phóng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây