Ngày sách và văn hóa đọc

CẦN CÓ CHẾ TÀI CỤ THỂ ĐỂ XỬ LÝ NGƯỜI CỐ TÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO SAI SỰ THẬT

Thứ ba - 23/08/2016 23:51 1.069 0
Trong thời gian qua, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung, Sở Nông nghiệp & PTNT nói riêng, tuy giảm về số lượng nhưng tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp, người khiếu nại, tố cáo gửi đơn đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có chiều hướng gia tăng gây khó khăn và lãng phí thời gian, công sức và chi phí cho các cơ quan nhà nước.
Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo thường tập trung chủ yếu là liên quan đến đất đai, việc bồi thường giải toả thu hồi đất, chế độ chính sách … nội dung khiếu nại, tố cáo đúng ít nhưng sai thì nhiều. Một số vụ khi khiếu nại không đạt được, người khiếu nại chuyển sang tố cáo, nói xấu cán bộ, công chức và chính quyền địa phương nhưng chưa có trường hợp nào bị xử lý nên việc khiếu nại, tố cáo sai làm ảnh hưởng tới người bị tố cáo, thậm chí danh dự bị xúc phạm song người tố cáo không bị xử lý một cách nghiêm túc đã gây tác động xấu tới trật tự xã hội. Thực tiễn, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hay xử lý nội dung tố cáo của công dân thường không chú trọng đến việc xử lý người tố cáo có hành vi tố cáo sai sự thật. Kết luận những nội dung khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc không có cơ sở giải quyết. Cán bộ, công chức trực tiếp xử lý đơn thư của công dân, thì gặp nhiều khó khăn mới xác định được nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến cơ quan hay cán bộ, công chức mình, những nội dung tố cáo hay khiếu nại sai sự thật thì khi yêu cầu cung cấp chứng cứ chứng minh người khiếu nại, tố cáo lại không có để cung cấp. Một nguyên nhân nữa là vì sao người khiếu nại, tố cáo sai sự thật chưa bị xử lý vì chưa có cơ chế rõ ràng trong việc xử lý, cụ thể không có văn bản pháp luật quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy, hầu như không có xử lý người khiếu nại, tố cáo sai sự thật, do vậy người khiếu nại, tố cáo cũng chưa nhận thức được đầy đủ hành vi vi phạm của mình. Đây là những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua. Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012 đều quy định các hành vi nghiêm cấm như: Đối với Luật Khiếu nại thì nghiêm cấm hành vi “cố tình khiếu nại sai sự thật”(Khoản 5 Điều 6 Luật Khiếu nại); đối với Luật Tố cáo thì nghiêm cấm hành vi “Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo” (Khoản 10 Điều 8 Luật Tố cáo). Đồng thời cũng quy định các biện pháp xử lý như: Tại Điều 68 Luật Khiếu nại quy định: “Người nào có một trong các hành vi quy định tại các Khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 6 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tại Điều 48 Luật Tố cáo quy định “Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi quy định tại các Khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật". Để triển khai hiệu quả các quy định này, nhằm hạn chế hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật trong thời gian tới cần thực hiện đầy đủ các biện pháp: Một là, cần tuyên truyền sâu rộng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đến cá nhân, tổ chức và toàn thể nhân dân để nắm rõ các quy định của pháp luật, đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm và quy định xử lý các hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật. Hai là, cần ban hành văn bản pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và triển khai thực hiện nghiêm túc. Ba là, khi thụ lý đơn thư khiếu nại, tố cáo cần phân loại cụ thể nội dung nào đúng sự thật thì phải nghiêm túc giải quyết; đối với nội dung sai sự thật sau khi có kết luận chính thức thì phải chuyển đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Có như vậy, sẽ hạn chế được các đơn thư khiếu nại, tố cáo sai sự thật, cũng như tình trạng các đơn thư kéo dài, vượt cấp, phức tạp như thực tiễn thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo như thời gian qua./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thanh Nhàn

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay22,631
  • Tháng hiện tại63,117
  • Tổng lượt truy cập4,626,260
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây