Ngày sách và văn hóa đọc

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VỆ SINH, KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC

Thứ tư - 13/07/2016 22:50 1.207 0
Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm, là biện pháp chủ động nhằm cắt đứt yếu tố lây truyền của mầm bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi phát triển.
Để đảm bảo công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc đạt hiệu quả, cần phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau: Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp như khẩu trang, ủng, găng tay…; sử dụng hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường, phù hợp với đối tượng khử trùng tiêu độc, có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh; trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa); Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích. /uploads/news/2016_07/new-picture-50.png Cơ sở chăn nuôi gia cầm đang thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độcTần suất thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng: Đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung, định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện khử trùng tiêu độc theo lịch của cơ sở và theo các đợt phát động của địa phương; hộ gia đình có chăn nuôi động vật, định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng theo các đợt phát động của địa phương; cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi đợt ấp nở và theo các đợt phát động của địa phương; cơ sở giết mổ động vật định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi ca giết mổ; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi ca sản xuất; chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật sau mỗi phiên chợ; nơi cách ly kiểm dịch động vật định kỳ thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc ít nhất 01 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly động vật; phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần vận chuyển; khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh và khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau khi hoàn thành việc xử lý, chôn lấp; trạm, chốt kiểm dịch động vật thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm kiểm dịch; chốt kiểm soát ổ dịch thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc hàng ngày đối với phương tiện vận chuyển đi qua chốt trong thời gian có dịch; Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật xảy ra trên địa bàn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tần suất vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn vùng có ổ dịch, vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp.Việc thực hiện công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc đúng cách góp phần quan trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và phát triển chăn nuôi bền vững./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng

Nguồn tin: tnmt.danang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay3,171
  • Tháng hiện tại73,880
  • Tổng lượt truy cập4,637,023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây