Ngày sách và văn hóa đọc

Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm

Chủ nhật - 16/10/2016 22:41 646 0
Nghị định số 66/2016/NĐ-CP áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập, hợp tác xã, cá nhân có đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
Theo đó, Nghị định quy định chi tiết về các yêu cầu nhân lực, nhà xưởng, địa điểm sản xuất, kho bảo quản, trang thiết bị sản xuất, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống quản lý chất lượng trong các cở sản xuất, kinh doanh về. - Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. - Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng; - Nuôi động vật rừng thông thường; - Kinh doanh con giống vật nuôi, tinh, phôi, trứng giống, chăn nuôi tập trung đối với trâu, bò, dê, cừu, ngựa, thỏ, lợn, gà, vịt, ngan, đà điểu, chim cút, chim yến; sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản (bao gồm cả chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất, trừ hóa chất khử trùng, tiêu độc, sát trùng, dùng trong nuôi trồng thủy sản); buôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; - Sản xuất giống thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu Bến Tre), nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi); kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản, khai thác thủy sản; - Kinh doanh thực phẩm (lương thực; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm khác): cơ sở sản xuất thực phẩm (trồng trọt, thu hái, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản); cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; chợ đầu mối nông sản; cơ sở buôn bán thực phẩm. Đáng lưu ý, tại Chương II của Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm (bao gồm các Điều: 19, 20, 21, 22, 23) quy định cụ thể về điều kiện đầu tư kinh doanh của các cơ sở sản xuất thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm, chợ đầu mối nông sản, cơ sở buôn bán thực phẩm; trong đó: Chủ cơ sở, công nhân tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải được cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, có đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, kinh doanh phải tách biệt với khu vực bị ô nhiễm môi trường; nhà xưởng phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều, các khu sản xuất bố trí tách biệt, ngăn cách, không lây nhiễm chéo; khu vệ sinh và khu thay đồ bảo hộ lao động được bố trí riêng biệt; hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo yêu cầu; nước sử dụng trong sơ chế, chế biến thực phẩm phải đạt các tiêu chí theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT, nước để vệ sinh nhà xưởng phải đạt các tiêu chí theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT; có đầy đủ phương tiện rửa tay và vệ sinh công nhân; có thiết bị ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại xâm nhập; có thiết bị, dụng cụ để giám sát, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm tương ứng với quy trình công nghệ; có dụng cụ thu gom và xử lý chất thải… Do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần lưu ý trong quá trình xây dựng, bố trí nhà xưởng, trang bị cơ sơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết trong sản xuất, chế biến thực phẩm để đảm bảo đúng với quy định của Nhà nước về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Nghị định này cũng bãi bỏ các khoản, điểm của một số Điều trong các Nghị định của Chính phủ trước đây đã ban hành, cụ thể: - Điểm a, b, đ khoản 1, điểm b khoản 2 của Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điề u 15 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; - Điểm h khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh của một số ngành nghề thủy sản; - Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 6; Điều 7, khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Lương

Nguồn tin: Đài PTTH và Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay22,631
  • Tháng hiện tại64,167
  • Tổng lượt truy cập4,627,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây