Những chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2019

Thứ năm - 28/02/2019 21:46 425 0
Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong cơ quan Nhà nước, Hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng, sinh viên cao đẳng phải học 120 giờ môn Tiếng Anh.... là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/3/2019.
Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong cơ quan Nhà nước Nghị định 09/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước có hiệu lực từ ngày 12/3/2019. Nghị định này có nhiều quy định thể hiện sự đơn giản hóa trong chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước, như: - Chế độ báo cáo chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền; - Chế độ báo cáo phải bảo đảm rõ ràng, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác; giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng Kể từ ngày 1/3/2019, Ngân hàng Chính sách xã hội nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội vừa ký ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo đó, kể từ ngày 1/3/2019, Ngân hàng Chính sách xã hội nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay. Đồng thời, nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn. Tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt trên 187 nghìn tỷ đồng; trong đó dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo 38 nghìn tỷ đồng (chiếm 20,2% tổng dư nợ) với 1,28 triệu hộ nghèo đang còn dư nợ. Quy chế về quản lý mạng lưới tổ chức tín dụng phi ngân hàng Thông tư 53/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2019. Theo đó, TCTD phi ngân hàng phải xây dựng Quy chế về quản lý mạng lưới gồm các nội dung tối thiểu như sau: - Cơ cấu tổ chức, nhân sự; - Nội dung, phạm vi hoạt động, cơ chế hạch toán kế toán;- Hạn mức rủi ro theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ đối với một khách hàng, nhóm khách hàng và tất cả khách hàng của chi nhánh; - Cơ chế quản lý, giám sát của trụ sở chính đối với đối tượng thuộc mạng lưới để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động; - Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp. Bắt buộc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử Thông tư 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2019. Theo đó, mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy; - Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử; - Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định. Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 8/3/2019. Theo Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó: Thủy sản hưởng lợi, dệt may gặp khó với CPTPP - Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên; - Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên; - Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I của Thông tư này. Thay thế toàn bộ biểu mẫu đăng ký kinh doanh Theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, toàn bộ biểu mẫu đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh được ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT sẽ được thay thế bởi biểu mẫu mới theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT. Một số biểu mẫu điển hình được thay thế như: Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh… Mẫu Thông báo và các văn bản khác do doanh nghiệp phát hành bao gồm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật… Các mẫu văn bản này được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc từ ngày 11/3/2019. Sinh viên cao đẳng phải học 120 giờ môn Tiếng Anh Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH về chương trình học môn Tiếng Anh trong trường trung cấp, cao đẳng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/3/2019. Theo đó, sinh viên cao đẳng phải học Tiếng Anh với thời gian là 120 giờ/khóa học; sinh viên cao đẳng khi tốt nghiệp phải đạt trình độ năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ. Ngoài ra, Thông tư còn quy định 02 trường hợp được miễn học và thi Tiếng Anh gồm: - Có chứng chỉ Tiếng Anh bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; - Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang
Nguồn tin: tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay9,774
  • Tháng hiện tại181,051
  • Tổng lượt truy cập5,958,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây