Những điểm mới của Luật Cạnh tranh

Thứ năm - 17/01/2019 20:58 666 0
Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01/07/2019 và thay thế cho Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.
Luật bao gồm 10 Chương và 118 Điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý NN về cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 đã khắc phục được những nhược điểm của Luật Cạnh tranh 2004 và tiệm cận được với Luật Cạnh tranh của các nước trên thế giới và đáp ứng được xu hướng phát triển kinh tế cũng như mục tiêu bảo vệ môi trường cạnh tranh và bảo vệ các chủ thể doanh nghiệp trên thị trường. Những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018: Thứ nhất: mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Bao gồm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan nhằm bao quát mọi chủ thể có khả năng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh để tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử cho mọi chủ thể. Tuy nhiên với những giao dịch ngoài lãnh thổ VN thì Luật Cạnh tranh 2004 đã không điều chỉnh. Chính vì vậy Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, nghĩa là bất cứ một hành vi, một thỏa thuận hay một giao dịch M&A nào xảy ra ở bất cứ nơi đâu, kể cả trong lãnh thổ VN hay ngoài lãnh thổ VN nhưng có khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tới thị trường VN thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018. Thứ hai: luật đã sửa đổi, bổ sung và làm rõ những hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước. Luật Cạnh tranh 2004 mặc dù đưa ra các hành vi bị cấm đối với các cơ quan nhà nước nhưng đã không có bất cứ một hình thức xử lý nào, khiến cho các quy định đó rất khó đi vào cuộc sống và không có được hiệu quả thực thi nhất định. Chính vì vậy Luật Cạnh tranh 2018 bên cạnh việc bổ sung thêm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh thì cũng có điều quy định về mức xử lý vi phạm đối với loại hành vi này. Đây là điểm mới nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranh một cách toàn diện với tất cả chủ thể, của tổ chức, cá nhân mà thực hiện hành vi được coi là có tác động bất lợi đến cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba: Luật tiếp tục bổ sung và làm rõ các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm đối với cơ quan nhà nước nhằm ngăn ngừa việc can thiệp của các cơ quan này có thể gây ra sai lệch trong quan hệ cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, điểm mới của luật cũng đưa ra quy định chính sách khoan hồng để tăng cường khả năng phát hiện điều tra các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hiện đang có xu hướng ngầm hóa và rất tinh vi, khiến việc tìm ra các chứng cứ thực sự là không dễ dàng. Thứ tư: bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường. Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung thêm yếu tố khác ngoài yếu tố thị phần để xác định doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường. Tức là những doanh nghiệp có thị phần dưới 30% thì cơ quan cạnh tranh sẽ đánh giá hoặc bản thân doanh nghiệp cũng có thể đánh giá theo các quy định rất cụ thể trong Luật Cạnh tranh 2018 để xem rằng liệu doanh nghiệp có vị trí sức mạnh thị trường hay không. Ở đây việc xác định sức mạnh thị trường một cách đáng kể hay xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh để làm gì? Bởi pháp luật không cấm doanh nghiệp gia tăng sức mạnh thị trường hay có vị trí thống lĩnh, thậm chí có vị trí độc quyền đều không cấm. Đó là quyền phát triển nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu như doanh nghiệp lạm dụng vị trí đó để thực hiện các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường thì hành vi đó sẽ bị cấm theo Luật Cạnh tranh. Chính vì vậy việc xác định doanh nghiệp có vị trí như thế nào trên thị trường là điều kiện tiên quyết để xem xét các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh tiêu chí xác định sức mạnh thị trường của doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh 2018 cũng quy định thêm các nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường. Thứ năm: thay đổi về cách tiếp cận để hoàn thiện các quy định kiểm soát tập trung kinh tế. Cách tiếp cận tập trung kinh tế trong luật lần này có sự thay đổi hết sức căn bản. Việc xem xét một giao dịch tập trung kinh tế sẽ căn cứ trên đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế và thẩm quyền đánh giá tác động này sẽ thuộc về cơ quan cạnh tranh. Thứ sáu: luật đã hoàn thiện quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, luật không tiếp tục quy định một số hành vi http://plo.vn/tags/Y-G6oW5oIHRyYW5oIGtow7RuZyBsw6BuaCBt4bqhbmg=/canh-tranh-khong-lanh-manh.html cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định trong một số luật khác và khẳng định nguyên tắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định tại các luật khác được thực hiện theo pháp luật từng ngành đó. Điểm mới bổ sung đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp cần lưu ý đó là quy định về hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ mà nhằm dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. Thứ bảy: Luật quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trên quan điểm tổ chức lại các cơ quan cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh (bao gồm cả bộ phận giúp việc là Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh). Đây là điểm mới quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh. Mô hình Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phù hợp với xu hướng chung của thế giới đồng thời giúp thu giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với bối cảnh kinh tế và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Thứ tám: luật đã hoàn thiện các quy định về trình tự thủ tục trong tố tụng cạnh tranh theo hướng đơn giản, nhiều hoạt động được rút ngắn thời gian và có sự http://plo.vn/tags/cGjDom4gxJHhu4tuaA==/phan-dinh.html phân định rõ hơn các khâu, cũng như trách nhiệm trong việc tiến hành tố tụng và xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh./.
Tác giả bài viết: Trịnh Yến
Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay9,774
  • Tháng hiện tại181,630
  • Tổng lượt truy cập5,959,052
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây