Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty TNHH MTV Nhà nước.
Nguyễn Thị Dương
2017-02-08T21:45:50-05:00
2017-02-08T21:45:50-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoc-tap-tam-guong-dao-duc-hcm/Quy-dinh-ve-khoan-rung-vuon-cay-va-dien-tich-mat-nuoc-trong-cac-Ban-quan-ly-rung-dac-dung-rung-phong-ho-Cong-ty-TNHH-MTV-Nha-nuoc-1403.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Ngày 27/12/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2016/NĐ-CP Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước (Sau đây viết tắt là Nghị định 168).
Nghị định 168 quy định về khoán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây cao su, chè, cà phê, ca cao, quế và vườn cây lấy nhựa, tinh dầu, cây ăn quả lâu năm (gọi tắt là vườn cây), diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ (gọi tắt là Công ty nông, lâm nghiệp) được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2017.Nghị định 168 Quy định khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng và các ty nông, lâm nghiệp gồm những nội dung chính sau: 1. Tiêu chí xác nhận bên khoán, bên nhận khoánĐể được nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước thì bên khoán và bên nhận khoán phải có các tiêu chí sau:- Bên khoán: Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn với đất; có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh và dự án về bảo vệ và phát triển rừng.- Bên nhận khoán: Quy định điều kiện về năng lực đối với cá nhân, hộ gia đình và điều kiện về nhân lực, vật lực đối với cộng đồng dân cư muốn nhận khoán. Ngoài ra, các đối tượng muốn nhận khoán phải đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu hợp đồng khoán.2. Các hình thức khoán Hai hình thức khoán đó là:- Khoán công việc, dịch vụ: Khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng hoặc khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.- Khoán ổn định: Khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng biện pháp kỹ thuật lâm sinh; khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh với diện tích rừng trồng, vườn cây và mặt nước. 3. Thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán- Thời hạn khoán: Đối với các hình thức khoán sẽ theo thỏa thuận giữa các bên nhưng tối đa không quá 01 năm đối với khoán công việc, dịch vụ và không quá 20 năm đối với khoán ổn định.- Hạn mức khoán: Đối với khoán công việc, dịch vụ sẽ do bên khoán và bên nhận khoán thỏa thuận với nhau. Riêng với khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh thì hạn mức khoán theo thỏa thuận nhưng:+ Không quá 15 héc ta với cá nhân;+ Không quá 30 héc ta với hộ gia đình;+ Với cộng đồng dân cư thì tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán.- Đơn giá: Xác định theo suất đầu tư hoặc mức hỗ trợ theo quy định hiện hành. Mặt khác, có thể căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để thỏa thuận đơn giá khoán. 4. Hồ sơ khoán- Hồ sơ khoán đối với công việc, dịch vụ là hợp đồng khoán.- Hồ sơ khoán ổn định gồm:+ Hồ sơ nhận khoán theo quy định.+ Hợp đồng khoán.+ Sơ đồ khu vực có diện tích thực hiện khoán. Trong đó, thể hiện rõ vị trí, ranh giới và hiện trạng diện tích khoán.+ Biên bản giao, nhận khoán.+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có). 5. Ban quản lý rừng và công ty nông, lâm nghiệp cần lưu ý điều khoản chuyển tiếp Các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các Công ty nông, lâm nghiệp căn cứ vào các quy định khoán tại Nghị định này, tổ chức rà soát, phân loại đối tượng khoán, nội dung khoán thực hiện khoán theo quy định tại Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số http://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tim-van-ban.aspx?keyword=135/2005/N%C4%90-CP&area=2&type=0&match=False&vc=True&lan=1 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 và giải quyết, xử lý hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2017, cụ thể như sau: - Trường hợp bên nhận khoán thực hiện đúng hợp đồng khoán, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng thì được tiếp tục nhận khoán đến hết thời hạn theo hợp đồng đã ký. - Trường hợp bên nhận khoán thực hiện không đúng hợp đồng khoán, sử dụng diện tích được nhận khoán sai mục đích, diện tích khoán bị chuyển nhượng trái pháp Luật, thì bên khoán thanh lý hợp đồng khoán và tổ chức thu hồi diện tích khoán./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dương
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng