Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
2013-12-04T23:41:55-05:00
2013-12-04T23:41:55-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoi-dap/Chuong-trinh-Muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi-465.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt thấp. Đến năm 2015 có hoàn thành 19/19 tiêu chí ở các xã điểm?”
Trả lời: a) Về kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh tổ chức thực hiện, Ban chỉ đạo tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-BCĐXDNTM ngày 18/4/2013 về kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đến 2020. Qua 03 năm thực hiện, Chương trình nông thôn mới đạt được một số kết quả sau đây: (1) Về tổ chức thực hiện: UBND tỉnh, các huyện, thị xã đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, thị xã Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới; UBND các xã là chủ đầu tư và thành lập các ban quản lý đề án xây dựng nông thôn mới để tổ chức thực hiện. Ban chỉ đạo tỉnh đã ban hành Kế hoạch 83/KH-BCĐXDNTM ngày 18/4/2013 về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, các huyện, thị xã lựa chọn mỗi huyện, thị xã 02 xã chỉ đạo điểm nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua quy định về mức hỗ trợ nguồn vốn cho các nội dung xây dựng Chương trình nông thôn mới trên cơ sở quy định chung của Chính phủ (Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh). (2) Về thực hiện các tiêu chí: - Về tiêu chí lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới: + Về lập đồ án quy hoạch tính đến tháng 11/2013: Toàn tỉnh có 92/92 xã được phê duyệt đồ án quy hoạch, đạt 100% kế hoạch, chậm 01 quý so với Kế hoạch số 83/KH-BCĐXDNTM ngày18/4/2013. + Về đề án, toàn tỉnh có 70/92 xã đã phê duyệt đề án, đạt 76,1% kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2013 mới hoàn thành 100%, chậm 01 quý so với Kế hoạch số 83/KH-BCĐXDNTM ngày 18/4/2013. - Về thực hiện các tiêu chí còn lại: + Tất cả các nội dung xây dựng nông thôn mới đều được các xã tổ chức thực hiện, so với trước khi thực hiện Chương trình các xã đều có các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới tăng. Xã có số tiêu chí tăng cao nhất là 08 tiêu chí; xã có số tiêu chí thấp nhất là 01 tiêu chí. Trung bình số tiêu chí tăng của 21 xã chỉ đạo điểm là 4-5 tiêu chí. + Theo Kế hoạch 83/KH-BCĐXDNTM ngày 18/4/2013, đến năm 2013 các xã phải đạt 04 tiêu chí, gồm: Quy hoạch (tiêu chí số 1), Bưu điện (tiêu chí số 8), Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội (tiêu chí số 18), An ninh trật tự xã hội (tiêu chí số 19). Kết quả đến tháng 11/2013, 100% số xã (92/92 xã) đạt 4 tiêu chí trên, theo kế hoạch đề ra. Ngoài ra có một số xã đạt số tiêu chí nhiều hơn Kế hoạch 83/KH-BCĐXDNTM. Cụ thể: xã Tân Thành - Đồng Xoài tăng 08 tiêu chí; xã Thanh Phú – Bình Long tăng 07 tiêu chí; xã Tiến Hưng - Đồng Xoài tăng 06 tiêu chí; xã Thanh Lương – Bình Long tăng 05 tiêu chí… (3) Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình: - Tổng nguồn vốn huy động cho chương trình đạt 3.670,401 tỷ đồng, đạt 96,2% so với nhu cầu (2011-2013 là 3.814,41 tỷ đồng). Tuy gặp khó khăn về kinh tế, ngân sách còn eo hẹp nhưng Trung ương và tỉnh đã rất cố gắng trong hỗ trợ vốn cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tổng vốn ngân sách nhà nước dành cho Chương trình trong 03 năm (2011-2013) là 509,474 tỷ đồng còn thấp, mới chiếm 14% so với nguồn vốn huy động được và 13,3% so với nhu cầu (QĐ 800 là 40%). - Nguồn vốn vay, thực chất là vốn của nhân dân đạt khá cao 2.600 tỷ đồng chiếm 70,8% so với nguồn vốn huy động được vượt 40,8% so với nhu cầu (theo QĐ 800 là 30%). Vốn doanh nghiệp và vốn huy động trực tiếp từ nhân dân đạt thấp so với nhu cầu: Vốn doanh nghiệp 275,554 tỷ đồng, chiếm 7,5% so với nguồn vốn huy động được và 7,2% so với nhu cầu (theo QĐ 800 là 20%); vốn dân 285,373 tỷ đồng, chiếm 7,8% so với nguồn vốn huy động được và 7,5% so với nhu cầu (theo QĐ 800 là 10%). (4) Đánh giá * Ưu điểm: - Các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đều nổ lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình đã và đang được tiếp tục duy trì và trở thành phong trào lan tỏa khắp trên địa bàn tỉnh, đã thu hút được người dân tham gia tích cực để chung tay xây dựng nông thôn mới. - Các bộ, ngành của Trung ương đã kịp thời ban hành các văn bản bổ sung, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn như: sửa đổi bộ tiêu chí, ban hành cơ chế quản lý đầu tư đặc thù...góp phần giải quyết những vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình. - HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành cơ chế, chính sách quản lý đầu tư; Ưu tiên vốn cho Chương trình xây dựng nông thôn mới trong khi tỉnh còn nhiều khó khăn. - Mô hình điểm xã Tân Lập, huyện Đồng Phú đã cơ bản hoàn thành, tỉnh đã kịp thời sơ kết rút kinh nghiệm để triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh. - Xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, nhiều công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới được hoàn thành đưa vào sử dụng như: đường giao thông, trường học... phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bộ mặt nông thôn nhiều xã đã có khởi sắc. * Khuyết điểm: - Toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc, tuy nhiên có nơi có lúc chưa thật tập trung, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện; còn tình trạng trông chờ sự hỗ trợ của Trung ương, cấp trên chưa chủ động phát huy nội lực. - Công tác tuyên truyền tuy được chú trọng thực hiện nhưng việc tuyên truyền sâu gắn với vận động thực hiện đề án, dự án của cấp cơ sở còn hạn chế về nội dung tuyên truyền và hình thức tuyên truyền, vận động nên hiệu quả chưa cao. - Chất lượng quy hoạch chưa cao, tiến độ chậm nên ảnh hưởng tới tiến độ chung của Chương trình. - Việc huy động nguồn lực chưa đồng bộ, chưa theo Chương trình, dự án nên có nguồn vốn này lại thiếu nguồn vốn khác dẫn tới vốn ngân sách hỗ trợ tuy còn thấp nhưng giải ngân chậm. * Nguyên nhân - Khách quan: + Hướng dẫn của Bộ, ngành theo Thông tư liên tịch số 13/2011-TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới chậm (đến ngày 15/12/2011 Thông tư mới có hiệu lực thi hành), khó khăn trong công tác triển khai. + Chương trình nông thôn mới triển khai thực hiện trong thời điểm kinh tế khó khăn nên nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho chương trình còn hạn chế mới đạt 13,3%/40%, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp tham gia chương trình còn ít 7,2%/20%. - Chủ quan: + Năng lực tổ chức thực hiện đồ án Quy hoạch, xây dựng án và quản lý chương trình, tuyên truyền, vận động của cấp xã còn nhiều hạn chế. + Công tác tập huấn mới dừng ở cách thức xây dựng đề cương mà còn thiếu chuyên sâu trong việc lập và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án. + Các cấp ủy Đảng (huyện, xã) tuy có chỉ đạo thực hiện nhưng còn thiếu quyết liệt, thiếu đôn đốc, kiểm tra, phê bình, chấn chỉnh các xã chưa thực hiện tốt kịp thời. Chính quyền các cấp còn e ngại trước khó khăn về nguồn lực nên chưa mạnh dạn trong tổ chức thực hiện. Một số huyện chọn xã yếu để chỉ đạo điểm nên gặp khó khăn trong thực hiện. + Một số sở, ngành chưa chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các xã thực hiện các nội dung liên quan tới sở, ngành mình. + Lực lượng tuyên truyền, phổ biến thiếu gắn kết với chuyên môn, nghiệp vụ nên còn chung chung. Ở cấp cơ sở công tác tuyên truyền chưa gắn với việc vận động, thảo luận để đi đến đồng thuận thực hiện từng nội dung, công việc cụ thể. + Các Ban quản lý đề án cấp xã chưa xây dựng được các dự án có chất lượng, khả thi trong huy động nguồn lực nên không huy động đồng bộ các nguồn lực theo mức quy định, còn sử dụng nguồn lực nhà nước hỗ trợ là chính. + Thiếu cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới. b) Về nội dung đến năm 2015 có hoàn thành 19/19 tiêu chí ở các xã điểm không? Vấn đề này xin được giải trình như sau: Để thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020, UBND tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020. Mục tiêu Nghị quyết đề ra cho giai đoạn 2013-2015 là phấn đấu 21 xã chỉ đạo điểm giai đoạn 2011-2015 đạt chuẩn nông thôn mới (tức đạt 19 tiêu chí). Trong đó, xã Tân Lập là xã chỉ đạo điểm của Trung ương đạt chuẩn vào 6 tháng đầu năm 2014. 30 xã giai đoạn 2016-2020 đạt từ 50% trở lên (tức 9 tiêu chí trở lên). Các xã còn lại thực hiện đạt từ 4-6 tiêu chí. Để thực hiện đạt mục tiêu trên Nghị quyết đề ra các giải pháp chủ yếu như sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự chuyển biến sâu sắc và tích cực trong nhận thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, nông dân đóng vai trò chủ thể cùng với sự chung sức của toàn xã hội, nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn thông qua sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị. Ở cấp cơ sở, tuyên truyền phải đi đôi với vận động, phát huy dân chủ trong thảo luận cho từng nội dung, dự án cụ thể. - Về cơ chế chính sách: Ngoài tổ chức thực hiện tốt các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Trung ương ban hành; tiếp tục nghiên cứu ban hành các chính sách mang tính đặc thù của địa phương như sử dụng đất chuyển ra khỏi quy hoạch lâm nghiệp; chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nâng cao thu nhập và có tính bền vững cho nông dân; chính sách sử dụng quỹ an sinh xã hội trong xây dựng nông thôn mới; chính sách thu hút nhân lực và vật lực, nguồn vốn từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới. - Đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn cho Ban quản lý đề án cấp xã đủ năng lực làm tốt công tác quy hoạch xây dựng đề án, dự án và tổ chức thực hiện cụ thể từng dự án. - Trong tổ chức thực hiện, quán triệt phương châm nội dung dễ làm trước, khó làm sau; ưu tiên phát triển sản xuất nâng cao thu nhập; về xây dựng hạ tầng nông thôn lựa chọn các nội dung thiết thực, được nhân dân đồng thuận cao để tổ chức thực hiện trước tạo niềm tin cho nhân dân trong thực hiện Chương trình. - Tập trung huy động nguồn lực cho nông thôn mới; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu và nguồn vốn Chính phủ, nguồn vốn đầu tư của các Bộ, ngành, Trung ương; lồng ghép vốn của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới... Có chính sách, cơ chế huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và phân công doanh nghiệp tích cực đóng góp trực tiếp và gián tiếp thông qua hỗ trợ tài chính xây dựng hạ tầng nông thôn mới và đầu tư sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản ở khu vực nông thôn. - Về lãnh đạo, chỉ đạo: Kiện toàn, củng cố các ban chỉ đạo các cấp về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc tham gia; làm rõ vai trò quyết định của nhân dân, vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp; đồng thời gắn liền với trách nhiệm của các sở, ngành trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: