Kỷ niệm 07.5

Hỏi về cây, con chủ lực của tỉnh, vấn đề chuyển giao khoa học công nghệ của ngành

Thứ hai - 20/04/2015 23:09 830 0
Đâu là các loại cây, con chủ lực của nông nghiệp Bình Phước trong thực hiện tái cơ cấu và toàn ngành sẽ đầu tư phát triển những cây, con chủ lực này như thế nào? Riêng vấn đề thúc đẩy chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi được ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng triển khai đạt hiệu quả ra sao?
Trả lời: Cao su, điều, tiêu, cà phê, cây ăn trái (đặc biệt là loại cây có múi); heo, gà, bò sữa, đại gia súc là những loại cây, con chủ lực của tỉnh. Để phát triển những cây, con chủ lực, ngành tham mưu UBND tỉnh, trong thời gian tới, tập trung hơn nữa trong thâm canh tăng năng suất đối với cây điều để tương xứng với tiềm năng theo hướng cải tạo, trẻ hóa vườn điều. Phát triển vùng cây ăn trái, nhất là loại cây có múi đang có thị trường, ở nơi ven các hồ chứa thuận lợi về nguồn nước tưới và điều kiện thổ nhưỡng.Thực hiện các biện pháp phát triển bền vững cây cà phê, hồ tiêu và cao su. Đối với chăn nuôi, ưu tiên chăn nuôi heo, gà gắn với giết mổ, chế biến và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Vấn đề thúc đẩy chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi được ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng triển khai đạt hiệu quả. Ngành Nông nghiệp và PTNT đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiến bộ công nghệ vào sản xuất đạt hiệu quả ở một số lĩnh vực sau: a. Về trồng trọt: - Đối với cây hồ tiêu: Với sự hỗ trợ của tổ chức phát triển Hà Lan, Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam và 627 hộ nông dân trồng tiêu đã thực hiện dự án: “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” tại huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản (trên diện tích 823 ha, năng suất bình quân đạt 3,1 tấn/ha). 202 hộ đã được cấp chứng nhận đạt chất lượng tiêu chuẩn Rainforest, Alliane (do tổ chức Sustainable Farm Certification Internatinal cấp). - Đối với cây điều: Tại xã Đồng Nai – Bù Đăng, hợp tác xã Đồng Nai đã liên kết với Hiệp hội điều Việt Nam xây dựng quy trình sản xuất điều sạch với tổng diện tích là 300 ha. Trong đó, chú trọng chuyển giao kỹ thuật ghép cành cải tạo vườn điều. - Đối với cây cao su: Các giống cao su mới năng suất, chất lượng cao, thích ứng rộng (như RRIV1, GT1, BP260 và đặc biệt là thời gian gần đây Viện nghiên cứu cao su đã nghiên cứu thành công một số dòng lai hoa như LH 90/952, LH 83/85... ) được nông dân trồng rộng rãi, kết hợp với việc áp dụng quy trình mới của Tập đoàn cao su Việt Nam đã rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản, tăng năng suất. Đồng thời, việc trồng nhiều giống khác nhau đã tạo cơ cấu giống hợp lý nhằm hạn chế lây lan và phát triển dịch bệnh trên cao su. Năng suất cao su bình quân của tỉnh đạt khá cao. Năm 2011, năng suất cao su đại điền là 19,52 tạ/ha, cao su tiểu điền là 18,02 tạ/ha; Năm 2014 năng suất cao su đại điền tăng lên là 19,60 tạ/ha, cao su tiểu điền đạt 19,20 ta./ha. - Đối với nhóm cây ăn quả: Một số doanh nghiệp đã áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất như Công ty TNHH MTV Qúy Đông trồng sầu riêng, quýt, mít với diện tích là 20 ha tại xã Tân Hưng ,huyện Đồng Phú. Một số cây ăn quả như nhãn, cam, quýt đang được người dân áp dụng kỹ thuật ra trái vụ nghịch cho thu nhập cao hơn nhiều so với chính vụ. - Đối với nhóm rau, củ: Trên địa bàn tỉnh đã có một số mô hình áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, tuy nhiên quy mô không lớn( như mô hình sử dụng màng phủ sản xuất theo hướng VietGAP với diện tích là 0,5ha; mô hình sản xuất thủy canh đối lưu với diện tích là 0,9ha; 5 mô hình sản xuất theo hướng VietGAP với diện tích là 14,5 ha, năng suất đạt > 10 tấn/ha và nhiều hộ dân thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn với diện tích là 170 ha). Tỉnh sẽ triển khai ứng dụng kỹ thuật tưới công nghệ cao, tiết kiệm cho các loại cây trồng cạn ở những nơi có nguồn nước tưới để tăng suất, chất lượng và rải vụ đối với một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. b. Về chăn nuôi: Chăn nuôi quy mô trang trại tập trung chiếm tỷ lệ khá cao (heo 78,18%, gà 66,9%). Trong đó, chăn nuôi công nghiệp hiện đại như chuồng lạnh chiếm tỷ lệ 10% đối với heo, 55% đối với gà. Ngành tiếp tục thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao gắn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay9,065
  • Tháng hiện tại18,879
  • Tổng lượt truy cập4,702,961
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây