Trả lời cử tri: Kiều Quang Kim, Phó trưởng Công an xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng
Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
2015-01-19T22:25:51-05:00
2015-01-19T22:25:51-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoi-dap/Tra-loi-cu-tri-Kieu-Quang-Kim-Pho-truong-Cong-an-xa-Thong-Nhat-huyen-Bu-Dang-829.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Cử tri Kiều Quang Kim, Phó trưởng Công an xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng kiến nghị: Hiện nay, cây điều của các hộ dân ở trên địa bàn huyện Bù Đăng cũng như một số huyện, thị trong tỉnh đang bị loại sâu đục thân tàn phá rất nặng nề làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như diện tích cây điều. Mặc dù người dân đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu để phun xịt nhưng không mang lại hiệu quả. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, có hướng xử lý giúp người dân trồng điều.
Trả lời:Qua phản ánh của cử tri, Sở Nông nghiệp & PTNT giải trình về tình hình sâu đục thân trên cây điều và biện pháp phòng trừ như sau:Theo thống kê hàng năm toàn tỉnh có khoảng 1.135ha bị sâu đục thân gây hại. Địa phương bị hại nặng nhất là thị xã Đồng Xoài có 378ha/1.972ha, kế đến là huyện Bình Long có 351ha/982ha, Huyện Bù Đăng có 120ha/58.438ha bị sâu đục thân phá hại. Nguyên nhân:Về khách quan: - Sâu đục thân là một trong những sâu hại rất khó trị, các vườn bị sâu đục thân phá hại nhiều thường là những vườn điều già, chăm sóc kém, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể làm cho cây chết hoặc dễ gãy đổ do gió. Bọ xén tóc màu nâu đỏ, dài khoảng 5-6 cm. Bọ xén tóc trưỏng thành có tập tính đẻ trứng vào vỏ gốc cây từ 2m trở xuống mặt đất. Ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ tạo thành các đường hầm có nhiều ngõ ngách trong gỗ vì vậy ở miệng lỗ có nhiều phân và chất thải ra giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra từ lỗ đục. Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 7- 8 tháng, lúc lớn nhất sâu có thể dài 6-7cm. Khi sâu non đục khoanh tròn toàn bộ chu vi thân cắt đứt tất cả mạch dẫn nhựa thì cây sẽ vàng lá và chết dần. Sâu thường tấn công một số cây riêng lẽ trong vườn, đặc biệt những cây ở mé vườn.- Điều là cây trồng ít bệnh, dễ trồng và thường trồng ở các vùng đất dốc, xa nhà ở và đường sá đi lại khó khăn nên người dân chưa có điều kiện chăm sóc thường xuyên. Về chủ quan:- Hàng năm vào khoảng tháng 3-5 là cao điểm sâu vũ hóa, bắt cặp, đẻ trứng. Trước thời gian này, Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn gồm: Chi cục trồng trọt – BVTV, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư phối hợp với UBND các huyện thị ra các thông báo hướng dẫn quy trình phòng trị sâu hại kịp thời. Phương pháp phòng trừ sâu đục thân trên cây điều cũng đã được đăng trên website của Sở Nông nghiệp -PTNT và qua các buổi tọa đàm phát trên Đài Truyền hình Bình Phước. Tuy nhiên, các thông tin này có thể một số khu vực nông dân chưa tiếp cận được, dẫn đến việc phòng trừ chưa đạt hiệu quả và ảnh hưởng đến năng suất của vườn điều.- Nông dân còn sản xuất quảng canh, chưa tập trung thâm canh cây điều nên chưa áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn điều. Đồng thời, không thăm vườn thường xuyên dẫn đến không phát hiện được sâu đục thân hại cây điều để tiêu diệt kịp thời. Sở Nông nghiệp và PTNT, thông qua giải trình này, đề xuất một số giải pháp phòng trừ sâu đục thân trên cây điều như sau:a) Đối với nông dân trồng điều:Thứ nhất: Tập trung thực hiện biện pháp phòng là chính, bằng cách: Chủ động thăm vườn để sớm phát hiện sâu hại; dọn dẹp vườn sạch sẽ; vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, là thời điểm sâu đục thân vũ hóa thành bọ xén tóc, bắp cặp bay đi đẻ trứng, lúc này bà con dùng Bordeaux 5% quét lên phần thân gốc khoảng 2m trở xuống, hoặc dùng Bordeaux 1% để phun toàn bộ thân cây với chu kỳ 15-20 ngày/lần, nhằm tiêu diệt ấu trùng và tránh không cho con trưởng thành đẻ trứng trên vỏ cây. Thứ hai: Cần phải thăm vườn thường xuyên và phải quan sát thân của từng cây cây điều để phát hiện sâu đục võ cây điều càng sớm càng tốt. Khi phát hiện thấy sâu đục vào vỏ cây , các lỗ đục có phân sâu đùn ra, bà con dùng dao gọt bỏ phần vỏ để bắt sâu non tiêu hủy. Nếu phát hiên thấy sâu đã đục sâu vào phần gỗ bà con có thể bơm thuốc trực tiếp vào lỗ đục hoặc dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu có đặc tính xông hơi như: Bini 58 40 EC; Dazan 40 EC; nhét vào lỗ đục sau đó dùng đất sét bịt lỗ đục để tiêu diệt sâu.Thứ ba: Quan tâm đến việc tiếp cận thông tin chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nói chung và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều nói riêng từ các cơ quan chức năng thông qua Website http://sonongnghiepbp.gov.vn/ sonongnghiepbp.gov.vn; Báo Bình Phước; kênh truyền hình BPTV1; Thông báo chỉ đạo của Sở nông nghiệp &PTNT; Chi cục Trồng trọt – BVTV; Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư; Trạm Trồng trọt – BVTV các huyện thị và chỉ đạo của UBND các huyện thị để áp dụng thực hiện kịp thời.b) Đối với cơ quan chức năng:- Chi cục Trồng trọt – BVTV tham mưu Sở ban hành quy trình phòng trừ sâu đục thân trên cây điều, đăng thường xuyên trên trang Website của Sở để bà con nông dân thuận tiện tra cứu áp dụng thực hiện.- Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư xây dựng kế hoạch phổ biến quy trình phòng trừ sâu đục thân trên cây điều dưới các hình thức: Đăng báo; tọa đàm; tờ rơi hoặc tài liệu kỹ thuật đến bà con nông dân./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: