Trả lời phỏng vấn Báo xuân Bình về Phước hiệu quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Thứ năm - 22/01/2015 04:31 1.169 0
Xin ông cho biết hiệu quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh trong năm 2014 và những khó khăn cần tháo gỡ?
Trả lời: Năm 2014, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế các cây trồng vật nuôi chủ lực của tỉnh. Diện tích các cây công nghiệp lâu năm tăng: cà phê 15.785 ha tăng 139 ha so với năm 2013; diện tích tiêu 12.067 ha tăng 1.314 ha so năm 2013; diện tích cao su 232.023 ha giảm 28 ha so với năm 2013, nhưng diện tích cao su kinh doanh 150.918 ha tăng 7.937 ha so với năm 2013; Năng suất các cây công nghiệp tăng cao do áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật như ghép cành cải tạo vườn điều, trồng xen ca cao dưới tán điều, tăng cường phòng trừ sâu bệnh xử lý ra hoa và bón phân hợp lý. Kết quả sản lượng điều tăng 68.456 tấn, năng suất điều tăng 5,55 tạ/ha so với năm 2013; sản lượng tiêu tăng 1.365 tấn, năng suất tiêu tăng 1,27 tạ/ha so với năm 2013. Về cơ cấu vật nuôi: Đàn trâu, bò tiếp tục giảm do giảm diện tích đồng cỏ. Đàn bò 28.492 con, giảm 2,17% (giảm 631 con;) đàn trâu 13.092 con, giảm 8,86% (giảm 1.273 con). Đàn heo, gà tiếp tục tăng. Đàn heo 260.133 con, tăng 0,77% (tăng 1.990 con); đàn gia cầm 4.290.000 con, tăng 6,81% (tăng 273.000 con). Về hình thức chăn nuôi, chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp, bán công nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với chăn nuôi nhỏ lẻ ở gia đình. Chăn nuôi heo tỷ lệ chăn nuôi tập trung công nghiệp, bán công nghiệp chiếm 78,16% so tổng đàn (hiện nay trên địa bàn tỉnh có 160 trang trại chăn nuôi heo tập trung với số lượng 203.300 con); tỷ lệ chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp bán công nghiệp, chiếm 66,90% so tổng đàn (hiện nay, có 61 trang trại chăn nuôi gia cầm với số lượng 287.000 con). Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển đã có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như nuôi trồng thủy sản lồng bè trên các hồ chứa, nuôi cá trên mặt nước lớn. Do trồng trọt chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục phát triển nên mặc dù chăn nuôi tăng mạnh nhưng cơ cấu chăn nuôi giảm so với năm 2013. Cụ thể cơ cấu GTSX ngành Nông nghiệp năm 2014: Trồng trọt 87,34%; Chăn nuôi 11,68%; Dịch vụ 0,97%. So với năm 2013 tỷ trọng trồng trọt giảm (87,34%/87,57%), chăn nuôi giảm (11,68%/12,1%), dịch vụ tăng (0,97%/0,33%). Tuy đạt được những kết quả trên, nhưng vẫn còn những khó khăn, hạn chế, cụ thể: - Sản xuất Nông nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng khá cao nhưng nhìn chung mới phát triển chiều rộng chưa đi vào chiều sâu. Năng suất bình quân còn thấp so với tiềm năng. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều. - Tuy đã hình thành được các vùng chuyên canh về cây công nghiệp như cao su, Điều, Tiêu với sản lượng khá lớn nhưng chưa hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm nên vẫn còn nhiều bất cập trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, - Chăn nuôi hiện phụ thuộc cao vào các Công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài từ giống đến thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ. Nông dân chủ yếu nuôi gia công. Các nông hộ hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư thường chọn hình thức xây chuồng trại cho các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn nước ngoài thuê nuôi.Do đó, người nông dân chưa có sự liên kết và hợp tác với nhau trong bảo vệ quyền lợi nên dễ bị thua thiệt khi giá cả biến động bất lợi. + Quản lý quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập, diện tích đất trồng cây hàng năm được chuyển sang trồng cây lâu năm trong khi điêu kiện thích nghi của đất hạn chế như việc trồng cây cao su trên đất trồng lúa… Để khắc phục những khó khăn và hạn chế nêu trên Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện một số giải pháp sau đây: 1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, rà soát quy hoạch gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. 2. Tập trung xây dựng các chuỗi giá trị trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhất là các sản phẩm có sản lượng lớn như điều, cao su, tiêu, cây ăn trái. Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chích sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyền khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh gắn với sản xuất với công nghệ cao, xây dựng thương hiệu nông sản, xuất xứ hàng hóa. 3. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp; Nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích với các mô hình trồng xen, chăn nuôi dưới tán; kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi heo, gà và bò sữa.... Xây dựng vùng sản xuất an toàn dịch bệnh trên đàn gà và mở rộng trên đàn heo. 4. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nông, lâm sản và vật tư nông nghiệp, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đồng thời xây dựng các vùng sản xuất sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống quản lý kiểm soát giống cây trồng, giống vật nuôi và chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho nông dân các giống mới cho năng suất cao, chi phí thấp. 5. Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu nâng cao năng lực tưới tiêu các công trình hiện có; tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi có hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng đến các công trình tưới cây trồng cạn, tưới tiết kiệm công nghệ cao, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và phát triển chăn nuôi. 6. Phát triển thủy sản đa dạng trên ao, hồ, mặt nước lớn; áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo nhằm khai thác có hiệu quả Trại giống thủy sản của tỉnh; đẩy mạnh khuyến ngư, thú y thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi, bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây