Hỏi về giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ hai - 20/04/2015 23:11 1.353 0
Để thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp Bình Phước trên thị trường, tỉnh đề ra những chủ trương cũng như biện pháp gì?
Trả lời: Trong kế hoạch 05 năm 2016-2020, Sở NN & PTNT Bình Phước đã đề ra những giải pháp chủ yếu sau: 1. Rà soát quy hoạch, rà soát quy hoạch gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới và tăng cường công tác quản lý nhà nước ngành nông nghiệp. 2. Tập trung xây dựng các chuỗi giá trị trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhất là các sản phẩm tuy có sản lượng lớn như điều, tiêu, cây ăn trái. Tổ chức thực hiện tốt về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh, sản xuất công nghệ cao, xây dựng thương hiệu nông sản, xuất xứ hàng hóa. 3. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp; Nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích với các mô hình trồng xen, chăn nuôi dưới tán; kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi heo, gà và bò.... Xây dựng vùng sản xuất an toàn dịch bệnh trên đàn gà và mở rộng trên đàn heo. 4. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nông, lâm sản và vật tư nông nghiệp, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đồng thời xây dựng các vùng sản xuất sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống quản lý kiểm soát giống cây trồng, giống vật nuôi và chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho nông dân các giống mới cho năng suất cao, chi phí thấp. 5. Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu nâng cao năng lực tưới tiêu các công trình hiện có tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi có hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng đến các công trình tưới cây trồng cạn, tưới tiết kiệm công nghệ cao, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và phát triển chăn nuôi. 6. Phát triển thủy sản đa dạng trên ao, hồ, mặt nước lớn; áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo nhằm khai thác có hiệu quả Trại giống thủy sản của tỉnh; đẩy mạnh khuyến ngư, thú y thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi, bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. 7. Tiếp tục phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho công nghiệp và du lịch sinh thái. Tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng. Khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng rự nhiên theo nguyên tắc bền vững; quản lý tốt quy hoạch các vùng rừng trồng nguyên liệu trên các diện tích rừng nghèo kiệt, rừng sản xuất, rừng tự nhiên kém hiệu quả; khuyến khích trồng rừng thâm canh, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây