Trả lời phỏng vấn Báo Bình Phước tháng 9/2014

Thứ hai - 13/10/2014 05:12 754 0
Câu 1: Thực trạng sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn tỉnh diễn biến như thế nào? Trong đó, đánh giá khái quát hoạt động ở lĩnh vực nổi bật của ngành?
Sản xuất nông nghiệp trong các tháng đầu năm 2014 diễn ra trong điều kiện khó khăn, thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài gây ảnh hưởng đến gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2014, bên cạnh đó giá mặt hàng nông sản cao su ở mức thấp gây khó khăn cho bà con nông dân. Tuy nhiên, với việc thường xuyên bám sát các nhiệm vụ được giao, chủ động nắm bắt tình hình để chỉ đạo kịp thời, đề xuất các giải pháp về sản xuất, quản lý nhà nước, đối phó có hiệu quả với những diễn biến bất thường của thời tiết, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động triển khai công tác chỉ đạo sản xuất, đề ra các biện pháp khắc phục nên phần nào đã khắc phục được những khó khăn. Kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá vững. Giá trị sản xuất Nông Lâm nghiệp và Thuỷ sản (giá cố định) trong các tháng đầu năm 2014 ước đạt 8.956 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 45,6% kế hoạch năm. Ước tính diện tích gieo trồng cây hàng năm đến 30/5 toàn tỉnh gieo trồng được 7.144 ha, giảm 418 ha so với cùng kỳ năm 2013, đạt 17,34% kế hoạch năm. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 12.853 tấn, giảm 265 tấn so với cùng kỳ năm 2013, đạt 20,85% kế hoạch. + Cây lương thực có hạt diện tích gieo trồng được 3.825 ha, giảm 04 ha so với cùng kỳ, đạt 20,59% kế hoạch năm. + Cây có củ diện tích gieo trồng được 1.489 ha, tăng 33 ha so với cùng kỳ, đạt 8,73% kế hoạch năm. + Cây thực phẩm diện tích gieo trồng được 1.500 ha, tăng 347 ha so với cùng kỳ, đạt 36,62% kế hoạch năm. + Cây công nghiệp hàng năm diện tích gieo trồng được 106 ha, tăng 07 ha so với cùng kỳ, đạt 15,82% kế hoạch năm. + Cây hàng năm khác diện tích gieo trồng được 224 ha, tăng 35 ha so với cùng kỳ, đạt 27,83 % kế hoạch năm, nhóm cây này chủ yếu là cây thức ăn cho gia súc như cỏ voi, rau lang… Diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 401.883 ha, tăng 5.096 ha so với cùng kỳ, đạt 99,68% kế hoạch (diện tích tăng chủ yếu là tiêu, cao su và một số cây ăn quả, riêng cây điều diện tích giảm 1.462 ha), cụ thể: + Cao su: Diện tích 231.990 ha, tăng 8.766 ha so với cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm 143.680 ha. + Điều: Diện tích 134.506 ha, giảm 4.642 ha so với cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm 130.940 ha; năng suất 14,49 tạ/ha; sản lượng đạt 189.734 tấn, tăng 66.455 tấn so với năm 2013. +Hồ Tiêu: Diện tích 10.333 ha, giảm 149 ha so với cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm 8.958 ha, năng suất đạt 29,30 tạ/ha, sản lượng đạt 25.919 tấn, tăng 1.365 tấn so với năm 2013. + Cà phê: Diện tích 16.542 ha, tăng 3.491 ha so với cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm là 13.196 ha. + Ca cao: Diện tích 1.043 ha, giảm 109 ha so với cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm 763 ha, năng suất đạt 10,43 tạ/ha, sản lượng đạt 796 tấn. Về chăn nuôi: Thực hiện chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo quy hoạch và đề án phát triển chăn nuôi đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tổng đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, theo kết quả điều tra 01/4/2014 toàn tỉnh có 14.061 con trâu; 29.705 con bò; 249.221 con heo; 3.352.000 con gà và 157.000 con gia cầm khác. So cùng kỳ năm 2013 đàn trâu giảm 1,2% (giảm 171 con), đàn bò giảm 3,27% (giảm 1.003 con), đàn heo giảm 13,45% (giảm 38.741 con), đàn gà giảm 3,78% (giảm 131.600 con), gia cầm khác giảm 50% (giảm 157.200 con). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 29.643,23 tấn, đạt 53,62% kế hoạch năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 1993 ha, giảm 23 ha so với cùng kỳ năm 2013; 140 lồng bè so với cùng kỳ năm 2013 tăng 29 lồng bè. Sản lượng khai thác đạt 2.687 tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản 2.495 tấn và khai thác thủy sản 192 tấn. Công tác tập huấn và xây dựng các mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh được triển khai phổ biến rộng rãi giúp người nuôi tiếp tục phát triển sản xuất và mở rộng thâm canh. Đánh giá khái quát hoạt động ở lĩnh vực nổi bật của ngành? - Công tác Khuyến nông - Khuyến ngư: Thường xuyên phối hợp với đài phát thanh truyền hình thực hiện phóng sự truyền hình phục vụ bà con nông dân nhằm tuyên truyền tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và các thông tin kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi của người dân đặc biệt là vùng sâu vủng xa, vùng đồng bào ít tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Đồng thời xây dựng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật các mô hình đến bà con nông dân. - Công tác phòng chống dịch bệnh được thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh trên các cây trồng chính và báo cáo tình hình sâu bệnh định kỳ hàng tháng. Tăng cường công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng chủ lực cuả tỉnh. - Công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR được xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong lĩnh vực lâm nghiệp tại các xã có rừng lực lượng kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho Ban BVR các xã thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia BVR, PCCCR, nhất là vào các tháng cao điểm mùa khô. Đồng thời phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh thực hiện cảnh báo nguy cơ cháy rừng, hướng dẫn công tác PCCCR tại các xã và các lâm phần trọng điểm. - Tập trung tham mưu UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng NTM và tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời tổ chức thực hiện việc hỗ trợ các xã thực hiện tiêu chí thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT phụ trách. Trong năm 2014 Sở đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-SNN ngày 20/02/2014 giao các đơn vị trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn 20 xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 nhằm hoàn thành các tiêu chí thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT phụ trách. Tính đến 30/6 có 15/20 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 6/20 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất và 13/20 xã đạt tiêu chí thu nhập. Câu 2: Sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân tác động, kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông nghiệp? Giải pháp khắc phục tình trạng trên. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Phước còn gặp phải những khó khăn, yếu kém cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới, đó là: - Tuy đã hình thành được các vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp như cao su, Điều, Tiêu và có những sản phẩm chủ lực tạo thế mạnh cho tỉnh về xuất khẩu nhưng chưa tạo ra được chuỗi giá trị sản phẩm. Mặt khác, sản phẩm xuất khẩu chỉ là sản phẩm thô, đầu tư chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng chỉ có khoảng 5% nông sản xuất khẩu là những sản phẩm tinh chế. Vì vậy, giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp thấp. Do xuất thô thiếu thương hiệu nên giá nông sản (cà phê, hồ tiêu, cao su...) chủ yếu bán ở giá thấp hơn giá bình quân của thế giới. Công nghiệp chế biến mới dừng lại gia công nguyên liệu cho quá trình chế biến tinh ở quốc gia khác khiến Bình Phước mới chỉ dừng ở vị trí là vùng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến nông lâm sản. - Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất như: điện, chỉ đáp ứng được điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất, bơm tưới còn thiếu về mạng lưới và công suất; đường giao thông chỉ mới đầu tư đến trung tâm xã chưa đến tận vùng sản xuất; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,…còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu nên chất lượng nhiều loại nông sản thấp, nhất là chế biến cao su và hạt điều, sản phẩm chăn nuôi. Đầu tư cho thủy lợi còn thấp chưa đáp ứng về yêu cầu thâm canh và chuyển dịch cơ cấu trong cây trồng vật nuôi. Kỹ thuật tưới chưa được quan tâm đầu tư. - Chưa có hệ thống tiêu thụ nông sản hợp lý nhằm hạn chế trung gian giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định và hạn chế bị ép giá. - Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuy đã tạo được sự chuyển biến nhưng chưa toàn diện và chưa đáp ứng yêu cầu vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội. * Nguyên nhân tác động, kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông nghiệp: - Nguyên nhân khách quan + Về khí hậu và thời tiết: Với thời tiết khí hậu nhiệt đới giá mùa phân thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mừa mưa tương đối thuận lợi do mưa khá điều hòa nhưng mùa khô kéo dài 6 tháng nên bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác biến đổi khí hậu tạo nên diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, đã xuất hiện những trận lũ lớn, đồng thời thay đổi thời tiết, hạn hán kéo dài, mưa không theo chu kỳ hàng năm gây ra thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. + Dịch bệnh gia tăng và phát triển khó lường: Tình trạng dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp và thường xuyên đối với cả cây trồng, vật nuôi và con người. Trên cây cao su xuất hiện bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá, bệnh phấn trắng điều xuất hiện bệnh đục thân, tiêu bệnh chết nhanh, chết chậm, vàng lá và không tái canh được vùng sản xuất, lúa xuất hiện dịch rầy nâu, vàng lùn xoắn lá… trên gia súc xuất hiện bệnh lở mồm long móng, lợn tai xanh, cúm lợn…trên gia cầm bệnh cúm thường xuyên đe dọa… + Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bị phụ thuộc, thiếu chủ động. Vì vậy, thiếu ổn định và mang tính rủi ro cao. Thị trường nội địa đối với sản phẩm chủ lực của tỉnh luôn gặp khó khăn trong việc tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh. - Nguyên nhân chủ quan + Nguyên nhân về công tác Quy hoạch: Công tác quy hoạch, rà soát, gắn chiến lược với xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch chưa hiệu quả, đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện sau khi quy hoạch được phê duyệt còn thiếu bất cập. Một số Quy hoạch như: Quy hoạch ngành Nông nghiệp & PTNT giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Quy hoạch thủy lợi, Cao su, rà soát Quy hoạch chăn nuôi chưa được phê duyệt. + Nguyên nhân từ Chính sách: Các chính sách hỗ trợ ngành Nông nghiệp & PTNT tuy được nhà nước ban hành nhưng nguồn lực để thực hiện chính sách thiếu. Tỉnh chưa ban hành được các chính sách đặc thù để thực hiện thúc đẩy phát triển sản xuất trong tỉnh. + Chất lượng và nguồn nhân lực còn thấp, nhận thức của một bộ phận cán bộ, lãnh đạo về nông nghiệp, nông thôn vẫn còn hạn chế. + Thiếu nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp: - Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng và thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu phát triển của ngành. Vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản so với các ngành khác còn chưa tương xứng. - Vốn từ nhân dân không nhiều. Đa số các hộ dân còn nghèo không đủ điều kiện để đầu tư dài hạn để thực hiện việc thâm canh. + Kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp, chưa được đáp ứng kịp với yêu cầu tăng nhanh của sản xuất và phục vụ đời sống dân cư: - Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn ở mức thấp. Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. - Hệ thống thủy lợi cho sản xuất ở một số vùng còn chưa đáp ứng nhu cầu, tỷ lệ diện tích cây hàng năm được tưới bằng công trình thủy lợi còn thấp, kỹ thuật tưới mặt ruộng chưa được quan tâm đầu tư. + Quản lý về giống vật nuôi cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn hạn chế: Một trong các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp là giống, phân bón, thuốc BVTV, nhưng trong thời gian qua công tác này chưa được quản lý chặt chẽ, vai trò của cơ quan nhà nước chưa được thể hiện rõ, các chế tài về kinh doanh, sản xuất giống, phân bón, thuốc BVTV chưa đủ mạnh để có thể kiểm soát. Tình trạng gian lận thương mại xuất hiện nhiều, bất chấp luật pháp vẫn xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành Nông nghiệp như: Kinh doanh, mua bán phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật sai nhãn mác, …Mặc dù UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 08/2012/CT-UBND ngày 16/5/2012 về tăng cường QLNN về giống cây trồng nhưng việc thiếu nhân sự, nguồn kinh phí dẫn đến Công tác thanh tra kiểm tra chưa được thường xuyên liên tục, sự phối hợp tổ chức thực hiện giữa ngành và UBND các huyện, xã có nơi có lúc còn thiếu đồng bộ. Mặt khác, nông dân còn lạm dụng sử dụng quá liều lượng các loại thuốc kích thích, bảo vệ thực vật, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. + Khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu trong việc tạo bước đột phá trong nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ rất thấp choviệc đưa ra sản xuất đại trà còn nhiều khó khăn và chưa có chính sách “đủ mạnh” để phát triển. * Giải pháp khắc phục tình trạng trên: - Nâng cao chất lượng quy hoạch, rà soát, gắn chiến lược với xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thủy lợi, nông, lâm, thủy sản hiện có nhưng còn bất cập, lạc hậu, không phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời khẩn trương xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn thiếu trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền; đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển xanh và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch ngành Nông nghiệp & PTNT giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Quy hoạch thủy lợi, Cao su… Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; tăng cường tính công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch - Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chích sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; gắn với khuyền khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh. Xây dựng thương hiệu nông sản, xuất xứ hàng hóa. - Tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa các chính sách của Trung ương trên địa bàn tỉnh và ban hành các chính sách đặc thù về nông nghiệp của tỉnh, như: chính sách về phát triển cây điều, cây tiêu, cây cacao, lĩnh vực chăn nuôi và lĩnh vực tiêu thụ chế biến. - Đầu tư kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn tương xứng với tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Tận dụng và phát huy các nguồn lực của Trung ương và sự tham gia đóng góp của người dân để đầu tư cho hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. - Xây dựng thương hiệu nông sản các mặt hàng chủ lực, hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm, chủ động tìm kiếm thị trường, duy trì hợp đồng với các đối tác lâu năm. Tích cực tìm kiếm bạn hàng mới thuộc các nước khu vực Châu Âu để tăng giá trị xuất khẩu. - Tăng cường công tác Quản lý về giống vật nuôi cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm quản lý các sản phẩm đầu vào tốt ra thị trường để sản xuất hàng hóa có năng suất và chất lượng cao. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, đạo đức và có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ thực thi nhiệm vụ. Chú trọng sự phối hợp tổ chức thực hiện giữa ngành và UBND các huyện, xã. Khuyến cáo người dân không lạm dụng sử dụng quá liều lượng các loại thuốc kích thích, bảo vệ thực vật, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn thuộc ngành: Rà soát và tăng cường nhân sự, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi Thú y, Chi cục Kiểm lâm, Lâm nghiệp, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và thủy sản, Chi cục Thủy lợi & PCLB. - Nâng cao năng lực cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho các Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư, Trung tâm thủy sản, Trung tâm điều tra quy hoạch. Câu 3: Trước thực tế giá cả thị trường nông sản đang biến động làm cho diện tích cây trồng lâu năm không ổn định, vậy ngành có những định hướng gì giúp người nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định trên chính mảnh đất của mình? Giá cả thị trường nông sản luôn biến động theo quy luật cung cầu, hiện nay do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên giá cả một số sản phẩm nông nghiệp có xu hướng giảm, giảm sâu nhất là giá mủ cao su, điều làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp không còn cao như trước đây. Trước thực tế đó, bà con nông dân đã có những động thái chặt bỏ những cây trồng lâu năm không có hiệu quả, nhất là đang có hiện tượng chặt bỏ cây cao su. Vấn đề giảm giá ảnh hưởng đến diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh, nhưng nhìn chung không biến động mạnh vì một số bà con chuyển đổi từ cây cao su sang trồng cây tiêu, một số lại trồng cây ăn quả và rất ít diện tích chuyển sang cây hàng năm. Trước tình hình trên Ngành nông nghiệp đã và đang có những giải pháp giúp nông dân có thể ổn định canh tác trên mảnh đất của mình, cụ thể: Hằng năm, thông qua hệ thống khuyến nông, tập huấn khoa học - kỹ thuật, nhiều nông hộ đã áp dụng thành công khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ các mô hình sản xuất hiệu quả của nông dân sản xuất giỏi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư đánh giá, xây dựng mô hình trình diễn điểm trên nhiều hệ thống canh tác, giúp các nông dân có thể tính toán được thu-chi, xác định được lợi nhuận thu được trên đất của mình không chỉ trong một năm mà nhiều năm. Bên cạnh đó, giúp các nông dân kỹ năng trình bày quá trình sản xuất của mình để thông qua các buổi tham quan học tập các mô hình sản xuất, các nông dân này sẽ trình bày một cách trực quan, làm thực, hạch toán thực cho các nông dân khác đến tham quan, học tập. Điều đó, giúp nông dân có cơ hội đúc rút kinh nghiệm, học tập trực giác rất hiệu quả, từ đó áp dụng vào sản xuất của gia đình. Thực tế, đã có rất nhiều hộ dân trồng xen gừng, ca cao, cà phê… hoặc chăn nuôi dưới vườn cây nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên cùng một diện tích. Từ năm 2013, sở Nông nghiệp và PTNT được giao nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, thông qua dạy nghề, gắn đào tạo nghề với thực hành theo hướng “cầm tay chỉ việc” se từng bước nâng cao năng lực của người nông dân, giúp nông dân có thể hạch toán được lợi ích kinh tế trên chính mảnh đất của mình. Hiện nay, nông dân có diện tích dưới 1 ha rất nhiều, nhưng thu nhập từ vườn cây không đủ để sinh sống. Để có thêm thu nhập, các hộ dân này phải đi làm thuê làm mướn nên không có thời gian thâm canh, đầu tư cho vườn rẫy. Làm sao để các hộ dân này có thể “sống được” trên chính mảnh đất của mình đang là điều quan tâm của ngành. Theo đó, ngành đang có định hướng giúp những hộ nông dân này liên kết với nhau, hình thành các cánh đồng mẫu lớn để tập trung hỗ trợ giúp nhau đầu tư chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho tung hộ và quan trọng nhất là tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích. Câu 4: Trước tình hình Trồng – chặt cây cao su như hiện nay, Bộ Nông nghiệp & PTNT có khuyến cáo về vấn đến này, theo Ông sự khuyến cáo này đối với tỉnh Bình Phước có hiệu quả gì không? Tính đến cuối năm 2013, tổng diện tích cao su toàn tỉnh là 232.051 ha, diện tích cho sản phẩm 142.981 ha. Diện tích cao su bị chặt chuyển sang mục đích khác (đến hết 30/7/2014) là 339,7 ha, trong đó chuyển sang cây trồng khác là 324 ha, mục đích khác là 15,1 ha. Từ kết quả kiểm tra diện tích chặt cao su để chuyển sang mục đích khác Sở Nông nghiệp và PTNT nhận định cao su là cây trồng có lợi thế ở Bình Phước, việc chặt cao su ở Bình Phước là không nhiều, chủ yếu chặt để trồng lại cao su hoặc chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn, phù hợp hơn như trồng tiêu, cây ăn trái kể cả trồng điều. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phát triển ổn định diện tích cao su trong thời gian tới theo đúng chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đó là: - Kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển cao su bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng. - Không chạy theo diện tích trồng cao su thay vào đó phải tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh vườn hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng. - Đối với những vườn cao su ở trong thời kỳ đang kinh doanh, có thể giảm đầu tư phân bón, thay đổi chế độ 2 ngày cạo mủ 1 lần sang 3 - 4 ngày cạo mủ 1 lần đồng thời nhưng vườn cao su đang chuẩn bị bước sang thời kỳ kinh doanh nên kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản hơn so với như thường lệ và tập trung tiến hành rà soát lại diện tích cao su quy hoạch. - Đối với những diện tích ngoài vùng quy hoạch được bà con nông dân trồng tự phát trên những chân đất xấu, đất không thích hợp với cây cao su nên sớm chuyển đổi sang một đối tượng cây trồng khác phù hợp hơn cho loại đất này. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đã và đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Ngành phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật về trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại để ổn định vườn cao su, tăng hiệu quả kinh tế của vườn cây. /.
Tác giả bài viết: Phòng Kế hoạch-Tài chính
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây