Kỷ niệm 07.5

Bình Phước: Diễn đàn khuyến nông @nông nghiệp “Một số giải pháp phát triển điều bền vững”

Thứ hai - 24/03/2014 02:51 2.405 0
Ngày 20/3/2014, Sở NN & PTNT Bình Phước phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) đã tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “ Một số giải pháp phát triển điều bền vững”, tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. TS. Phan Huy Thông, Giám đốc TTKNQG và Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Phước đã chủ trì Diễn đàn.
/uploads/news/2014_03/_sam9067.1.jpg Quang cảnh diễn đàn Theo Cục Trồng trọt, năm 2013, cả nước có khoảng 310.000 ha điều và diện tích trồng tập trung đạt khoảng 60%. Một số hộ nông dân đã canh tác đạt tới 25 tạ/ha tuy nhiên năng suất bình quân chỉ đạt 9,1tạ/ha, sản lượng đạt 285.000 tấn. Tại Bình Phước, do diện tích điều chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, số hộ có diện tích nhỏ dưới 1 ha nhiều, nên họ phải đi làm thuê, chưa tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả nâng cao giá trị hạt điều, sản xuất điều thiếu tính bền vững, sản lượng điều giảm liên tục. Từ năm 2005 đến cuối năm 2012, năng suất điều của tỉnh Bình Phước giảm từ 12,35 tạ/ha xuống 10,75 tạ/ha; sản lượng tăng từ 114.985 lên 149.424 tấn nhưng chủ yếu do tăng diện tích. Vấn đề thị trường cũng còn bất cập, việc thu mua và xuất khẩu còn qua nhiều trung gian. Việc thu mua điều phụ thuộc vào thương lái, chưa có sự liên kết giữa sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ hạt điều. Bên cạnh đó, sản xuất điều còn gặp nhiều bất thuận do biến đổi khí hậu, sâu hại, dịch bệnh làm cho năng suất điều thấp. Hiện nay, có hàng trăm cơ sở chế biến điều trên cả nước nhưng hầu như không doanh nghiệp nào có nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất. Chất lượng hạt điều cũng còn rất thấp, nguyên nhân chính là chất lượng giống, cách thu mua điều ở các cơ sở còn dễ dãi, mua xô đánh đồng giá, chưa quy định rõ ràng về chất lượng. Nên thương lái, người dân còn hiện tượng thu hái điều khi hạt còn non, trái điều chưa chín. Khác hẳn với việc thu mua cacao, nhà thu mua cacao đòi hỏi hạt cacao lên men, đạt tiêu chuẩn lên men, để ngành hàng phát triển theo hướng chất lượng. Tỉnh Bình Phước, chủ yếu diện tích điều trồng thực sinh và giống kém chất lượng, Bộ NN-PTNT đã cho phép sản xuất thử một số giống mới, đó là 10 giống mới của Viện Khoa học KTNN miền Nam và 5 giống cây đầu dòng ưu tú của Viện KHKT NLN Tây Nguyên. Những diện tích giống mới được áp dụng các giải pháp kỹ thuật và canh tác mới, tuy nhiên còn một số ít diện tích đang sử dụng những giống cũ từ những năm 1980-1990 được trồng với mục đích phủ xanh theo chương trình 327, 661 đã già cỗi cho năng suất thấp cần phải cải tạo. Trên địa bàn tỉnh, một số hộ nông dân như hộ ông Hoàng Trọng Thủy, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã áp dụng ghép cải tạo trên cây điều già cỗi cho hiệu quả năng suất đạt tới trên 25 tạ/ha. Tuy nhiên, họ chỉ mới chọn lọc giống ngay trong vườn mà chưa quan tâm tới công tác chọn giống có khoa học hơn để tạo ra vườn điều đồng nhất cho năng suất cao hơn. Các cơ quan nghiên cứu cần đánh giá mô hình để đưa ra qui trình chuẩn hướng dẫn bà con nông dân làm theo. /uploads/news/2014_03/img_4970.jpg Anh Hoàng Trọng Thủy, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang giới thiệu cây điều ghép cải tạo tại vườn nhà mình /uploads/news/2014_03/img_5048.jpg Cành điều ghép cải tạo mới 8 tháng đã cho quả bói /uploads/news/2014_03/_sam9141.jpg Diễn đàn nhận được nhiều câu hỏi trực tiếp, thắng thắn từ bà con nông dân Một số giải pháp do TS. Phan Huy Thông đúc rút, kết luận tại diễn đàn trong thời gian tới như sau: - Quy hoạch vùng trồng điều; đẩy mạnh thâm canh đồng bộ trên toàn diện tích; tái canh diện tích điều già cỗi, nhiễm sâu bệnh, giống không đạt yêu cầu; trồng xen trong vườn điều; nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tái canh diện tích già cỗi, nhiễm sâu bệnh, giống chất lượng kém. - Hình thành tổ chức sản xuất của người trồng điều; xây dựng vườn điều mẫu, vùng nguyên liệu mẫu. - Quy hoạch, sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng giảm đầu mối, hình thành các cơ sở chế biến lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại; Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn, xây dựng thương hiệu cho hạt điều. - Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các chính sách củaTrung ương và địa phương đã ban hành, đề xuất ban hành một số cơ chế, chính sách mới như hỗ trợ trồng tái canh, cải tạo, khôi phục và trồng mới, trồng xen ca cao thuộc vùng quy hoạch điều; ban hành giá sàn thu mua hạt điều hàng năm làm căn cứ cho các doanh nghiệp thu mua. Nên hình thành quỹ Bảo hiểm rủi ro ngành điều bằng cách huy động từ các nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước và từ đóng góp của doanh nghiệp điều cùng các nguồn đóng góp khác,… - Xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế./. /uploads/news/2014_03/_sam9084.jpg Các tổ viên của tổ hợp tác Thiên Nhơn (300 ha điều) đã giới thiệu 1 số món ẩm thực từ điều để đại biểu dự diễn đàn thưởng thức trong giờ giải lao

Tác giả bài viết: Tố Như

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay10,884
  • Tháng hiện tại27,093
  • Tổng lượt truy cập4,711,175
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây