Kỷ niệm 07.5

Bình Phước xây dựng chương trình hành động tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020

Thứ hai - 10/02/2014 20:06 976 0
Nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai trong 3 năm 2013-2015, ngày 25/01/2014 UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch xây dựng chương trình hành động tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020.
Theo đó có các nội dung chủ yếu: 1. Về mục tiêu tổng quát: Nhằm thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2013-2020 để thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo lộ trình bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 2. Về mục tiêu cụ thể: - Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đầy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh. - Hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao. - Từng bước củng cố nội lực của nền kinh tế, tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế vùng, miền và các địa phương lân cận, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 3. Về quan điểm tái cơ cấu kinh tế: - Khuyến khích chuyển dịch, phân bổ và sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là vốn và nguồn nhân lực lao động theo tín hiệu thị trường. nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trong việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển. - Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên mục tiêu trung và dài hạn, chất lượng tăng trưởng, gắn tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. - Thúc đẩy phát huy lợi thế cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của tỉnh; coi trọng và phát huy các lợi thế về nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ, du lịch; hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế với các ngành kinh tế chủ lực trọng tâm là ngành công nghiệp chế biến và phát triển đa dạng các loại hình và ngành, nghề kinh doanh. - Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính ở các sở, ban, ngành theo hướng bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của UBND tỉnh và phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp huyện, thị, cơ sở. - Tiếp tục mở cửa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; thu hút sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân và các thành phần kinh tế nhất là khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm tái cơ cấu kinh tế, UBND tỉnh đã định hướng trên một số lĩnh vực chủ yếu, cụ thể: 1. Duy trì môi trường kinh tế thuận lợi, ổn định. - Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu, chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước theo kế hoạch ngân sách nhà nước trung hạn, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh; giảm dần bội chi ngân sách nhà nước. - Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không khuyến khích, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. - Tăng cường huy động nguồn lực phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển; các sở, ban, ngành chủ động xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp tạo môi trường thuận lợi để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. - Tăng cường kiểm soát giá cả thị trường, bảo đảm cân đối cung cẩu các mặt hàng thiết yếu; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường. 2. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế như tái cơ cấu đầu tư (chú trọng đầu tư công); tái cơ cấu hệ thống tài chính-ngân hàng (trọng tâm là các tổ chức tín dụng); tái cơ cấu doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhà nước); đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế; tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng và phát triển cơ cấu vùng động lực kinh tế hợp lý. Ngành Nông nghiệp và PTNT là một trong những ngành liên quan, do vậy để tái cơ cấu nến kinh tế, UBND tỉnh cũng đã chú trọng: “Khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như: cao su, hạt tiêu, hạt điều…”. Bên cạnh những định hướng đó thì UBND tỉnh cũng đã phân công các tổ để thực hiện Đề án tái cơ cấu chung của tỉnh. Tổ 1 (về tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, kết hợp xây dựng nông thôn mới) được giao cho ông Nguyễn Văn Tới - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các thành viên khác trong tổ 1 sẽ xây dựng Đề án tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, dự kiến Đề án sẽ phải hoàn thành trước ngày 30/4/2014 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét trong tháng 6/2014./.

Tác giả bài viết: Ngô Thị Bích Thảo

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay11,455
  • Tháng hiện tại28,656
  • Tổng lượt truy cập4,712,738
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây