Giải pháp thực hiện hiệu quả tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo hướng xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020

Thứ hai - 04/01/2016 01:05 1.817 0
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006-2020 sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó: Ngành trồng trọt phát triển theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất, tập trung những cây trồng có giá trị sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao như: cao su, điều, hồ tiêu …
Để các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của thị trường trong nước, quốc tế và đặc biệt là đảm bảo yêu cầu “ An toàn, vệ sinh nông sản thực phẩm” thì yêu cầu về quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ thực vật ngày càng đòi hỏi cao hơn, sát với điều kiện thực tế của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật là khâu quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng nông sản. Trong đó, việc ứng dụng KHKT, sử dụng các biện pháp BVTV để quản lý dịch hại là hết sức cần thiết. Những năm gần đây, giá trị sản xuất của các loại cây trồng chủ lực của tỉnh (như: cao su, điều, tiêu) liên tục tăng. Giá trị sản xuất trồng trọt năm 2014 chiếm 88,74%, năm 2015 chiếm 87,55% giá trị sản xuất của ngành. Nhóm cây trồng chủ lực đã hình thành các vùng chuyên canh lớn, tạo ra lượng nông sản hàng hóa chất lượng và giá trị kinh tế cao. Cụ thể, trong 14 năm trở lại đây, diện tích trồng trọt đạt 446.731 ha (tăng 196.261 ha so với diện tích năm 2000). Trong đó, cơ cấu diện tích cây lâu năm chiếm tỉ trọng cao với 90,01% và giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha ngày càng tăng từ lên 5,1 triệu đồng năm 2000 lên 32,3 triệu đồng năm 2010, đến năm 2014 là 44,3 triệu đồng và năm 2015 ước trên 45 triệu. Tuy nhiên các yếu tố đầu vào cho sản xuấtcòn cao và có nhiều biến động (như: lao động, vốn, vật tư nông nghiệp, đất đai, khí hậu…), trong khi năng suất, chất lượng nông sản còn thấp so với tiềm năng, điều kiện của tỉnh. Thị trường tiêu thụ không ổn định, quá trình sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, khí hậu dẫn đến khả năng bền vững trong sản xuất chưa cao và thiếu ổn định. Việc xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt gắn với xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cần tập trung giải quyết 3 thách thức, mâu thuẫn lớn trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở nước ta hiện nay nói chung và Bình Phước nói riêng đó là: - Thứ nhất là:Thách thức, mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay; - Thứ hai là:Thách thức, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, cạnh tranh, giá trị gia tăng cao với thực trạng đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ; - Thứ ba là:Thách thức, mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về vốn đầu tư để hiện đại hóa nông nghiệp với hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao, chưa hấp dẫn. Rất khó thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước và vốn FDI vào sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo hướng xây dựng chuỗi liên kết, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, phải tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp chính sau đây: - Thứ nhất là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự quyết tâm cao trong toàn ngành. Các địa phương, đơn vị tổ chức nghiên cứu, quán triệt các chủ trương của Đảng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của tỉnh về tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt. Các cơ quan truyền thông tăng cường hơn nữa hỗ trợ thông tin về chủ trương tái cơ cấu, cũng như những mô hình tái cơ cấu thành công, kinh nghiệm hay để các địa phương, đơn vị học tập, rút kinh nghiệm và vận dụng. - Thứ 2 là:Trên cơ sở đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt đã được UBND tỉnh phê duyệt và các chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, Chi cục tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể từng năm và trên từng loại cây trồng, tập trung nhóm cây trồng chủ lực như: cao su, điều, hồ tiêu, ca cao. - Thứ 3 là: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt để tạo đột phá trong tái cơ cấu. Thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp. Đưa nhanh vào sản xuất các giống cây trồng có năng suất, chất lượng, có giá trị thương phẩm cao phù hợp với nhu cầu của thị trường; ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh. Tập trungxây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc an toàn thực phẩm đối với các nông sản chủ lực. - Thứ 4 là: Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Thông qua việc đào tạo nghề, huấn luyện nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổng kết kinh nghiệm, để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, quản lý có hiệu quả trong thực tiễn như: mô hình hợp tác, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng, liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ đội sản xuất hoặc trực tiếp với nông dân,... Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Trước hết, tập trung ở những vùng đã phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; khuyến khích hợp tác, liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên tham gia; - Thứ 5 là: Khuyến khích mạnh mẽ đầu tư tư nhân trong và ngoài nước để thực hiện các công trình trọng tâm, cấp bách phục vụ tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Triển khai thực hiện các chính sách, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. - Thứ 6 là: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường cho các loại nông sản của tỉnh, kể cả sản phẩm đã qua chế biến; đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. - Thứ 7 là: Muốn tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị để tăng thu nhập, không có cách nào khác là phải gắn với thông tin thị trường, nhu cầu thị trường. Đối với thị trường tiêu thụcác mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, tuy có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, giá cả, mọi thông tin xuôi chiều, hay trái chiều, bà con nông dân và doanh nghiệp cần bình tĩnh, phân tích, tính toán trong việc bán, mua, lưu trữ, chủ động điều tiết lượng mua bán, xuất khẩu sao cho giá tốt nhất, hiệu quả nhất, nông dân và doanh nghiệp đồng lòng điều tiết lượng mua bán, xuất khẩu, không bán ồ ạt với giá thấp, đẩy giá xuống, rơi vào bẫy các nhà nhập khẩu.
Tác giả bài viết: Doãn Văn Chiến- Phó CCT Chi cục Trồng trọt và BVTV
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây