Chào mừng 30.4

Hãy nuôi thủy sản theo hướng an toàn và nói không với việc sử dụng thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản!

Thứ năm - 28/01/2016 00:26 1.824 0
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản luôn từng bước phát triển, sản lượng thủy sản liên tục tăng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường, một phần do chạy theo lợi nhuận, một phần nhận thức của người nuôi chưa đầy đủ, do đó đã lạm dụng nhiều loại thuốc, hóa chất… trong nuôi thủy sản.
Điều này không những làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm thủy sản nuôi, làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn làm ảnh hưởng tới môi trường, kinh tế và sức khỏe con con người: Về môi trường: Việc lạm dụng các loại thuốc, kháng sinh để phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Về Sức khỏe con người: Khi sử dụng thực phẩm tôm, cá có dư lượng thuốc, kháng sinh có thể gây ra ngộ độc thực phẩm như bệnh tiêu chảy, di ứng và đặc biệt khi sử dụng lâu ngày thực phẩm tôm cá có dư lượng kháng sinh, cơ thể người sẽ sinh ra hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc (vì liều lượng thấp). Như vậy khi người bị nhiễm loại vi khuẩn đã nhờn thuốc thì những thuốc “đã bị nhờn” sẽ không sử dụng để chữa trị bệnh được nữa. Một số loại kháng sinh tồn dư trong cơ thể vật nuôi thủy sản vượt ngưỡng cho phép, có thể gây tác hại đối với sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Vì thế, các loại kháng sinh này bị cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh thủy sản. Về kinh tế: Những năm qua không ít doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi thủy sản do việc sử dụng kháng sinh không tuân thủ theo đúng quy trình, lượng kháng sinh tồn dư trong trong sản phẩm vượt ngưỡng cho phép, sản phẩm xuất khẩu bị trả lại, một số doanh nghiệp còn bị cấm nhập khẩu sản phẩm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành chăn nuôi, chế biến thủy sản. Vì vậy, hãy nuôi thủy sản theo hướng an toàn và nói không với việc sử dụng thuốc, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Để hành động theo câu nói này khi sử dụng thuốc, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 1 - Thuốc sử dụng phải được pháp luật cho phép: Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. 2 - Không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật thủy sản nuôi vì dễ làm cho vi khuẩn “nhờn thuốc” hay kháng thuốc. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị sau khi đã xác định được mầm bệnh. 3 - Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng: Chỉ định dùng thuốc theo phổ tác dụng (tác dụng kháng khuẩn của từng loại thuốc). Nếu đã xác định được vật nuôi nhiễm khuẩn nào thì dùng kháng sinh theo phổ hẹp đối với vi khuẩn đó. Dùng đủ liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần. Chọn thuốc theo dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ) phụ thuộc vào nơi nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh của vật chủ. 4 - Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ). Phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm làm giảm chất lượng. 5 - Khi làm việc với thuốc, người sử dụng phải sử dụng phương tiện bảo hộ lao động (đeo khẩu trang, găng tay...). Bà con nên lưu ý khi mua thuốc, chỉ mua thuốc có bao gói còn nguyên vẹn, trên bao bì phải có các thông tin như tên thuốc, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô, tên cơ sở sản xuất. Trong thực tế, mỗi công ty sản xuất thường đặt cho sản phẩm của mình một “tên thương mại” để phân biệt với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác đang cạnh tranh trên thị trường. Nhiều khi nhà sản xuất tìm ra công thức phối hợp 2 hay nhiều loại hoạt chất với nhau để tạo ra một sản phẩm có tính năng trội hơn các sản phẩm khác chỉ có 1 hoạt chất kháng sinh. Vì vậy, khi mua sản phẩm để sử dụng, bà con không chỉ đọc cái tên thương mại của nó mà nên tìm hiểu kỹ thành phần các hoạt chất có trong đó. Bên cạnh đó, các vấn đề quan trọng mà người nuôi thủy sản cần quan tâm trong việc sử dụng kháng sinh là: Thứ nhất: chỉ sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho thủy sản nuôi khi xác định rõ chúng bị bệnh do vi khuẩn. Thứ hai : hạn chế sử dụng lặp lại cùng một loại kháng sinh để tránh làm tăng độ kháng thuốc. Thứ ba: đối với một số loại kháng sinh, cần ngừng sử dụng trong một thời gian nhất định trước khi thu hoạch để tránh dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản nuôi (thời gian ngừng thuốc thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì và theo quy định của cơ quan quản lý – trường hợp có quy định khác nhau thì phải theo quy định có thời gian ngừng lâu hơn). Thứ tư: trong điều kiện có thể, nên bố trí nhân sự thực hiện giám sát việc sử dụng kháng sinh về mặt thú y thủy sản. Thứ năm: nắm chắc các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh và áp dụng đúng các phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản. Hiện nay thuốc dùng cho thủy sản rất phong phú, đa dạng, vì vậy khi sử dụng thuốc cần tuân thủ “nguyên tắc 4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng cách nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Không được sử dụng kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; sử dụng các kháng sinh, hóa chất khạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong ngưỡng cho phép, được quy định tại các danh mục sau: DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tượng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. 2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ) 20#_ftn4 [4] Trifluralin 21#_ftn5 [5] Cypermethrim 22#_ftn6 [6] Deltamethrin 23#_ftn7 [7] Enrofloxacin DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh Dư lượng tối đa (MRL)(ppb) 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Oxolinic Acid 100 8 Colistin 150 9#_ftn9 [9] (được bãi bỏ) 10#_ftn10 [10] (được bãi bỏ) 11 Diflubenzuron 1000 12 Teflubenzuron 500 13 Emamectin 100 14 Erythromycine 200 15 Tilmicosin 50 16 Tylosin 100 17 Florfenicol 1000 18 Lincomycine 100 19 Neomycine 500 20 Paromomycin 500 21 Spectinomycin 300 22 Chlortetracycline 100 23 Oxytetracycline 100 24 Tetracycline 100 25 Sulfonamide (các loại) 100 26 Trimethoprim 50 27 Ormetoprim 50 28 Tricainemethanesulfonate 15-330 29 Danofloxacin 100 30 Difloxacin 300 31#_ftn11 [11] Ciprofloxacin 100 32 Sarafloxacin 30 33 Flumequine 600 Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản, các tổ chức/cá nhân (cơ sở) nuôi thủy sản phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ, cụ thể như sau: 1, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành việc lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi thương phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản hoặc không báo cho cơ quan thú y ở địa phương khi phát hiện động vật thủy sản bị bệnh hoặc chết nhiều mà không rõ nguyên nhân. 2, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi vi phạm cố ý sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản; 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm nêu trên. Hồ Văn Biên –Phòng Thủy sản

Nguồn tin: Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay7,144
  • Tháng hiện tại9,712
  • Tổng lượt truy cập4,693,794
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây