Kỷ niệm 07.5

Nhìn lại tình hình phát triển 1 năm của ngành nghề nông thôn Bình Phước.

Thứ hai - 04/01/2016 01:02 937 0
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Phước có khoảng 8.285 cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực Ngành nghề nông thôn thu hút khoảng 30.000 lao động, với tổng doanh thu ước đạt trên 5000 tỷ đồng.
Nhóm đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ, thủ công mỹ nghệ: Có khoảng 2.814 hộ kinh doanh và 67 doanh nghiệp, thu hút gần 6.000 lao động, chủ yếu các ngà nh nghề đồ gỗ, may mặc, cơ khí nhỏ,.. Tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, tổng doanh thu hàng năm từ nhóm ngành nghề này là 1.045,966 tỷ đồng/ năm Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản: Có khoảng 820 Hộ cá thể và 266 doanh, Doanh thu hàng năm ước đạt khoảng 1.684,051tỷ đồng. Lao động trung bình trong cơ sở chế biến, bảo quản điều là khoảng 27 người/cơ sở; Chế biến, bảo quản Cao su khoảng 20 người/cơ sở. (không tính các Công ty cao su nhà nước) Nhóm Xử lý nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: Có khoảng 562 cơ sở và 56 Doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho khoảng 3.501 lao động. Tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, doanh thu hàng năm khoảng 371,171 tỷ đồng. Nhóm Sản xuất Vật liệu xây dựng: Có khoảng 156 hộ cá thể và 38 Doanh nghiệp, gần 500 lao động đang làm việc. Doanh thu lợi nhuận hàng năm khoảng 173,839 tỷ đồng. Nhóm Gây trồng sinh vật cản: Số lượng rất ít, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước có khoảng 81 hộ cá thể và 12 doanh nghiệp, chủ yếu Gây trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh và bon sai. Tổng vốn đầu tư khoảng 16 tỷ đồng và tổng doanh thu hàng năm khoảng 184,809 tỷ đồng Nhóm Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ phục vụ đời sống sản xuất nông thôn: Có khoảng 2.886 hộ cá thể và 416 doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành nghề này, thu hút khoảng hơn 9.000 lao động nông thôn làm việc. Tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, tổng doanh thu hàng năm khoảng 807,973 tỷ đồng Chương trình Bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống: Trong năm 2015, Chi cục đang tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh nội dung dự thảo Đề án Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống đồng bào S’tiêng trên địa bàn huyện Hớn Quản giai đoạn 2016-2020. Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng, là ngành nghề truyền thống, mang bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng hình thức tiêu thụ chủ yếu là tại chỗ, sử dụng làm vật dụng trong gia đình của người S’tiêng. Chủ yếu tập trung ở huyện Bù Đăng và Hớn Quản. Năm 2015 là mốc thời gian để lĩnh vực ngành nghề nông thôn nhìn lại kết quả phát triển từ đó xây dựng định hướng phát triển cho giai đoạn 2016-2020.

Tác giả bài viết: La Văn Trường

Nguồn tin: (Hệ thống văn bản tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay9,065
  • Tháng hiện tại20,795
  • Tổng lượt truy cập4,704,877
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây