Thí điểm chỉ dẫn địa lý cho điều ở Bình Phước

Thứ sáu - 20/11/2015 03:38 1.128 0
Bình Phước và Quảng Trị là hai địa phương thí điểm của dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” với hai sản phẩm xuất khẩu không chỉ là tiêu biểu của 2 tỉnh này mà còn trên quy mô cả nước là điều và tiêu.
Bình Phước là thủ phủ điều của cả nước. Hiện nay, diện tích điều Bình Phước là hơn 135.000 ha, sản lượng đạt khoảng 189 ngàn tấn. Hiện toàn tỉnh có khoảng 260 doanh nghiệp tham gia chế biến và sản xuất, hơn 100 cơ sở sản xuất nhỏ. Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài còn ít, chỉ 45 doanh nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, phần lớn các sản phẩm do các hộ nông dân sản xuất không có đăng ký kinh doanh. Hơn nữa chất lượng nông sản có liên quan nhiều đến yếu tố sinh thái và giống địa phương. Trong quá trình thương mại hóa nông sản, cần có một số loại thương hiệu mang tính tập thể, có thể sử dụng chung trong cộng đồng người sản xuất và bảo hộ được tính đặc sản tránh lẫn với hàng nhái. Hệ thống sở hữu trí tuệ này được phát triển nhất ở châu Âu với các thương hiệu như Tên gọi xuất xứ (PDO), Chỉ dẫn địa lý (PGI), Đặc sản truyền thống được đảm bảo chất lượng (TSG). Trong đó, mục tiêu của Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là nhằm tăng thêm giá trị cho những sản phẩm chất lượng cao, mang tính đặc trưng từ một vùng địa lý đã được phân định. Việc Bình Phước tham gia dự án là một cơ hội rất tốt để nâng cao chất lượng, thương hiệu hạt điều ở thị trường trong nước và quốc tế, đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành hàng nông nghiệp khác theo hướng dựa trên đặc thù giá trị sản phẩm hơn là quy mô, lôi cuốn vai trò của tư nhân và sự hỗ trợ của các tỉnh vào./. Theo Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa (từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh) để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hóa được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hóa là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Việc xây dựng và quản lý quyền bảo hộ CDĐL cho nguồn gen cây trồng được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học &Công nghệ hướng dẫn thực hiện theo trình tự 4 bước sau: Bước 1. Xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ việc xác lập và quản lý quyền đối với Chỉ dẫn địa lý. - Xác định và chứng minh được tính đặc thù của nguồn gen cả về danh tiếng và mô tả sản phẩm. Nêu được nét đặc trưng về văn hóa của người dân địa phương thể hiện qua nguồn gen - Thu thập các loại dữ liệu liên quan để xác định được vùng có nguồn gen, xây dựng bản đồ khoanh vùng nguồn gen/sản phẩm bảo hộ CDĐL; - Tìm hiểu và mô tả yếu tố con người, thực hành sản xuất.. để xây dựng qui trình kỹ thuật chung - Tìm hiểu các thông tin về thương mại sản phẩm nguồn gen Bước 2. Đăng ký và xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý Hoàn thiện bộ Hồ sơ đăng bạ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm/ nguồn gen theo qui định của pháp luật bao gồm: Bản đồ khoanh vùng sản phẩm; Bảng mô tả chất lượng đặc thù của sản phẩm; Qui trình kỹ thuật chung và cơ chế kiểm tra chất lượng nội bộ để người sản xuất áp dụng chung; Bước 3. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Bước 4. Nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm có Chỉ dẫn địa lý Hai bước 3 và 4 trong qui định sẽ được triển khai sua khi sản phẩm/ nguồn gen được cấp văn bằng bảo hộ CDĐL. Văn bằng được cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh- nơi có nguồn gen/ sản phẩm được mang CDĐL./.
Tác giả bài viết: Tuyết Nhung
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây