THỦY LỢI BÌNH PHƯỚC- MƯỜI TÁM NĂM NHÌN LẠI

Thứ tư - 11/11/2015 07:00 1.205 0
Qua gần 18 năm, kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay, Thủy lợi Bình Phước nói riêng và ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Phước nói chung, có được kết quả như ngày hôm nay đã phải trải qua nhiều khó khăn thách thức và những thời cơ thuận lợi.
Xuất phát điểm Thủy lợi thấp (năm 1997, toàn tỉnh mới chỉ có 18 công trình, hầu hết các công trình do các công ty cao su đầu tư xây dựng, phục vụ chính cho yêu cầu của công ty). Về lực lượng làm công tác thủy lợi vẫn còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Đầu năm 1997, toàn tỉnh có 11 cán bộ làm công tác thủy lợi, đa số các cán bộ còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm; đội ngũ cán bộ có trình độ từ trung cấp chuyên môn trở lên chỉ chiếm hơn 40%. Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh thấp hơn so với mức bình quân của cả nước. Tính đến cuối năm 2000, ở khu vực nông thôn của tỉnh có tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 40%, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 18%, hộ dân chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt khoảng 16%, tỷ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 50%, tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 22%. Thủy lợi có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt trong phát triển ngành nông nghiệp và PTNT. Xác định vai trò của thủy lợi nên ngay từ khi tái lập tỉnh, đã chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển thủy lợi, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi và nước sinh hoạt nông thôn. Do vậy, trong những năm qua, tuy khó khăn về ngân sách nhưng được sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành và sự quan tâm của tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở ngành, địa phương, nên nhiều công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng hoàn thành, đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt và hạn hán gây ra; cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác. Thủy lợi đã góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới, bảo đảm lương thực tại chỗ, xóa đói giảm nghèo nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới trên địa bàn tỉnh; đồng thời, góp phần quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Về công tác thủy lợi Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đưa vào vận hành, khai thác 48 công trình. Nâng số lượng công trình đến cuối năm 2015 lên 66 công trình (trong đó có 59 hồ chứa, 06 đập dâng và 01 trạm bơm); năng lực thiết kế tưới cho sản xuất nông nghiệp là 17.657 ha (tưới lúa cho 03 vụ: 6.527ha; tưới cây công nghiệp: 11.130 ha) và tạo nguồn cấp nước sinh họat và công nghiệp là: 89.800 m3/ngày đêm; tạo mặt thoáng cho nuôi trồng thủy sản tại mặt hồ khoảng 1.750 ha. Trong 66 công trình hiện nay, Công ty TNHH MTV Dịch vụ thủy lợi Bình Phước quản lý 53 công trình; các doanh nghiệp không chuyên quản lý, khai thác 10 công trình thủy lợi và UBND xã quản lý 03 công trình. /uploads/news/2015_11/new-picture-81.png Hình 2. Cán bộ đi kiểm tra hệ thống kênh mương thuộc hệ thống thủy lợi Lộc Quang, huyện Lộc Ninh Về công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tính đến nay, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đầu tư xây dựng 26 công trình cấp nước tập trung, hỗ trợ kinh phí xây dựng trên 1.200 giếng đào mới, cải tạo nâng cấp trên 9.000 giếng đào cũ, xây dựng 250 công trình khí sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi, xây dựng, lắp đặt 350 mô hình thiết bị xử lý, hơn 4.800 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng 11 công trình cấp nước sạch và vệ sinh trạm cho trạm y tế xã và trên 75 công trình cấp nước và vệ sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Sau gần 18 năm thực hiện, đến nay Chương trình đã đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo đó, đến cuối năm 2015, tổng số dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, tăng khoảng 50% so với năm 1997, trong đó có khoảng 38% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QC 02 của Bộ Y tế (tăng 38% so với năm 1997); khoảng 55,51% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng 37,51% so với năm 1997; khoảng 55% số hộ dân nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh tăng 39% so với năm 1997; 100% trạm y tế xã được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tăng khoảng 50% so với năm 1997; khoảng 80% số trường học được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tăng khoảng 58% so với năm 1997. Về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (trước đây gọi là công tác phòng, chống lụt, bão): Trong những năm vừa qua, song song với việc đầu tư các công trình thủy lợi và nước sinh hoạt thì công tác phòng chống thiên tai cũng được tỉnh và ngành chú trọng quan tâm thực hiện. Để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Ngành Thủy lợi tỉnh (là thường trực văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh) đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và ban hành quy chế hoạt động của Ban; đồng thời, tham mưu kiện toàn Ban chỉ huy từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã nhằm đảm bảo yêu cầu chỉ đạo, điều hành được kịp thời, hiệu quả. Trong những năm qua, các sở ngành, địa phương đã phối hợp, chủ động và có sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện cứu hộ, các biện pháp, phương án phòng, chống thiên tai, đặc biệt là phương châm “4 tại chỗ” đã được thực hiện tốt ở các địa phương. Thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, những năm qua, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 01/4/2010 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Kết quả trong 05 năm triển khai, đề án đã thực hiện được nhiều nội dung, trong đó tổ chức được 05 lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai cho 250 cán bộ đoàn thể xã, phường, thôn ấp và để triển khai đến người dân nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa, ứng phó hiệu quả trước thiên tai xẩy ra. Từ những giải pháp trên nên công tác phòng chống thiên tai đã đạt được những hiệu quả nhất định; nhận thức của người dân trong công tác phòng chống thiên tai được nâng lên rõ rệt. Với sự quan tâm lãnh đạo có hiệu quả từ cấp tỉnh đến cấp địa phương nên thiệt hại do thiên tai gây ra giảm đáng kể, năm sau giảm hơn năm trước./. /uploads/news/2015_11/new-picture-82.png, Về giải pháp Để phát triển ngành thủy lợi tỉnh nhà trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, Ngành cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm như sau: - Tái cơ cấu ngành thủy lợi để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành nông nghiệp và đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển thủy lợi với nhiệm vụ đa mục tiêu, gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020 theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 06/12/2013 của Tỉnh ủy. - Tập trung huy động mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng thủy lợi và nước sạch đảm bảo mục tiêu phát triển của ngành. - Tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa đầu tư công trình thủy lợi ngay từ khi đầu tư đến quản lý, khai thác công trình. - Tăng cường quản lý và khai thác hiệu quả công trình thủy lợi; đẩy mạnh khai thác tổng hợp công trình thủy lợi, xem đây là hướng quản lý khai thác bền vững công trình. Thủy lợi phải gắn với cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản và tạo cảnh quan du lịch. Thủy lợi phải gắn với giao thông nông thôn và tạo cảnh quan môi trường bền vững. - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác thủy lợi, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật tưới tiết kiệm. Áp dụng mô hình tưới xen canh giữa cây lúa với nuôi thủy sản và cây công nghiệp ngắn ngày làm tăng hiệu quả sử dụng đất. - Tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng cơ bản trong lĩnh vực thủy lợi trên tất cả các giai đoạn, từ công tác chuẩn bị đầu tư đến công tác khảo sát thiết kế và xây dựng công trình. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa lũ nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng, sự cố bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa lũ. - Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành. - Phối hợp với các vụ, viện, trường để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chuyên môn./.
Tác giả bài viết: Ths.Vũ Hồng Liêm-Phó Giám đốc Sở
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay7,897
  • Tháng hiện tại309,294
  • Tổng lượt truy cập6,086,716
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây