Bình Phước: Bảo vệ và phát triển rừng sau 16 năm tái lập tỉnh

Chủ nhật - 08/11/2015 20:40 1.511 0
Sau 16 năm tái lập tỉnh, hoạt động thuộc lĩnh vực lâm nghiệp có những bước thăng trầm, những năm đầu do thiếu kinh nghiệm trong quản lý và tình trạng di dân không kiểm soát được đã dẫn đến rừng bị phá trái phép, diện tích rừng bị thu hẹp về diện tích và chất lượng rừng. Nhưng với sự cố gắng của ngành, bằng nhiều biện pháp, giải pháp bảo vệ rừng như tuyên truyền vận động bảo vệ rừng, thường xuyên tổ chức lực lượng, phối hợp tuần tra bảo vệ rừng, đặc biệt tổ chức cưỡng chế thu hồi đất quy hoạch lâm nghiệp bị phá, bị lấn chiếm trái pháp luật, đã cho thấy ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng của các ngành, các cấp, của chủ rừng được nâng cao.
Công tác phối kết hợp giữa các ngành, các cấp ngày càng nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn, ý thức bảo vệ rừng trong người dân ngày càng tốt hơn, thể hiện qua tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là tình hình phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp, ngày càng giảm dần qua các năm, diện tích, chất lượng rừng đã tăng đáng kể. Đến nay toàn tỉnh đã trồng được 36.141 ha rừng tập trung, trong đó, có hơn 4.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; 32.141 ha rừng sản xuất (bao gồm cây lâm nghiệp 4.094 ha; cây đa mục đích 28.047 ha); trồng 1,262 triệu cây phân tán bằng cây gỗ lớn, cây gỗ quý hiếm, cây đặc sản, cây bản địa; Khai thác rừng tự nhiên trên lâm phần theo phương pháp quản lý rừng bền vững, khai thác chọn trước những năm 2000 và khai thác tận thu, tận dụng; Khai thác rừng trồng phục vụ chế biến gỗ và sản xuất bột giấy, ván nhân tạo… đến nay đạt khoảng 106.700 m3; phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn về lâm nghiệp đối với giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh. Xã hội hóa nghề rừng đã tạo them công việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ dân từ việc nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác lâm sản và các dịch vụ từ rừng; Đời sống của người làm rừng ngày càng được cải thiện, nhiều mô hình trang trại rừng hiệu quả cao xuất hiện bằng hình thức giao khoán đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng và trồng rừng theo các chương trình, dự án của Chính phủ, kết quả: Thực hiện giao khoán 11.345 ha đất lâm nghiệp để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho 31 tổ chức (3.666 ha) và 1.552 hộ gia đình, cá nhân (7.679 ha). Tỉnh đã tạo được vành đai bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa thiên tai, điều tiết nguồn nước, hạn chế thiệt hại do gió lốc, bảo vệ các công trình hạ tầng, đồng ruộng, dân cư và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Hệ thống rừng được phủ xanh gần như toàn bộ diện tích đất trống hiện có bằng các loại cây có chất lượng cao, cải tạo môi trường, đã đưa độ che phủ rừng Bình Phước lên trên 24% vào năm 2015 (nếu tính cả độ che phủ của rừng trồng bằng cây đa mục đích đạt gần 60%), là tỉnh có độ che phủ cao so với khu vực miền Đông Nam bộ. Nhìn chung hoạt động lâm nghiệp Bình Phước đã cơ bản đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra: Đã xây dựng các kế hoạch, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng; củng cố, sắp xếp lại hệ thống chủ rừng sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng; tổ chức bảo vệ rừng ngày càng có hiệu quả; chuyển đổi rừng nghèo sang trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp đúng theo quy định đã nâng cao diện tích rừng trồng và cây đặc sản của tỉnh; huy động nguồn lực về nhân lực, tài chính trong nhân dân. Trong thời gian tới, ngành tập trung khoanh nuôi, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, đẩy mạnh việc trồng rừng và cây phân tán; phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị của rừng. Cụ thể, trong giai đoạn đến 2020 ngành lâm nghiệp phải thực hiện kế hoạch: trồng rừng với tổng diện tích 426 ha (rừng phòng hộ 281 ha, rừng đặc dụng 145 ha) và trên 11.000 ha rừng sản xuất bằng cây nguyên liệu gỗ và cây đa mục đích, trong đó rừng trồng thay thế dự kiến là 250 ha. Khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt trên 58.000 rừng tự nhiên hiện còn và trồng trên 5 triệu cây lâm nghiệp phân tán và cùng với mục tiêu tiếp tục nâng cao diện tích che phủ và làm giàu rừng; giải quyết tốt vấn đề sinh thái, phát triển rừng kinh tế nhằm giúp người dân hưởng lợi ngày càng lớn từ rừng. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiện nay chưa thật sự bền vững, thiếu ổn định, hoạt động của các chủ rừng, đặc biệt các chủ rừng là công ty cao su, đã có những phát sinh khó khăn về cơ chế chính sách tài chính; tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, cháy rừng mặc dù đã hạn chế thấp nhất nhưng vẫn còn xảy ra; hoạt động trồng rừng kém hiệu quả. Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, đến năm 2020 cần tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách và biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng phù hợp và hiệu quả; chú trọng công tác phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tổ chức tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; phát triển mạnh rừng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh rừng, phát triển nguồn lợi có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về kiểm kê rừng tự nhiên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển và bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với đề án tái cơ cấu sản xuất lâm nghiệp.
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Chiến- QCCT Chi cục Lâm nghiệp
Nguồn tin: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay7,493
  • Tháng hiện tại308,890
  • Tổng lượt truy cập6,086,312
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây