Mô hình trồng rừng mới ở Bù Đốp

Thứ tư - 09/09/2015 21:04 1.703 0
Hiện Bình Phước có khoảng 2.000 ha đất bán ngập, phân bố chủ yếu dọc theo lòng hồ thủy điện Cần Đơn và Thác Mơ. Diện tích này trước là rừng tự nhiên, khi xây dựng các công trình thủy điện, cây rừng bị chết do ngập nước, để lại hàng nghìn ha đất trống. Năm 2012, Hạt kiểm lâm Bù Đốp trồng thí điểm 28 ha rừng bán ngập, trong đó loài cây được chọn chủ yếu là gáo nước và tràm nước.
Đây là hai loại cây chủ lực, có khả năng chống hạn và chịu ngập nước cao. Khi cây tràm và cây gáo nước giáp tán, sẽ hạn chế được cây cỏ dại bùng phát sau khi nước rút (chủ yếu là cây mai dương, còn gọi là cây mắc cỡ Ma Vương) và chống được bồi lắng lòng hồ. Mặt khác, khi có rừng bán ngập phát triển sẽ ngăn chặn hiện tượng rửa trôi phù sa trên mặt đất những tháng hồ thủy điện tích nước. Rừng được khôi phục, hệ động vật có chim, thú có điều kiện phân bố, phát triển, ngoài ra người dân có thể nuôi thủy sản dưới tán rừngđể tăng thu nhập và giữ nguồn nước cho các hồ thủy điện, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bù Đốp Nguyễn Văn Ách cho biết. /uploads/news/2015_09/new-picture-43.png Hình ảnh cây gáo nước Qua ba năm trồng thí điểm cho thấy, cây tràm và gáo nước có khả năng thích nghi với vùng đất bán ngập ở hồ thủy điện Cần Đơn. Hiện tại, rừng gáo, tràm mới trồng đã cao khoảng 2,5 m và phát triển mạnh.Tuy nhiên, cái khó của diện tích đất bán ngập trên các hồ là không chịu tác động lên xuống như nước thủy triều, mà phụ thuộc trực tiếp vào sự điều tiết nước của các nhà máy thủy điện. Có thời điểm nước ngập hai đến ba tháng, có lúc lại khô cạn nhiều tháng liền, gây nhiều khó khăn cho công việc xuống giống. Dù cây tràm và gáo nước có khả năng chịu hạn, chịu ngập tốt, nhưng khi mới trồng cây còn nhỏ, thấp, khả năng chống chọi với nước yếu, chỉ cần nước ngập qua ngọn khoảng 15 ngày liên tục cây sẽ chết.
Tác giả bài viết: T. Thủy
Nguồn tin: Sàn giao dịch nông sản Bình Phước:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây