HỘI THẢO BÀN VỀ CHUỖI SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ ĐIỀU, HỒ TIÊU

Thứ tư - 19/08/2015 21:20 556 0
Ngày 13/8, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp – nông thôn miền Nam tổ chức hội thảo khoa học mang tên: “Chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ điều và hồ tiêu ở Bình Phước – thực trạng và giải pháp”. Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp, giới doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh 2 loại nông sản này.
Tại hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc - Phó Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam cho biết: Bình Phước là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng điều và hồ tiêu lớn nhất nước. Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau như biến đổi khí hậu, biến động về thị trường, giá thu mua và đặc biệt là sự canh tranh nhất thời giữa cây trồng có lợi thế kinh tế như cao su, hồ tiêu, cà phê đã ảnh hưởng đến diện tích, năng suất điều, hồ tiêu của tỉnh. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc, qua nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hộ trồng điều cho thấy bình quân một hộ trồng điều thu được khoảng 36,73 triệu đồng/tấn. Chi phí trung gian chiếm 14,6% giá trị gia tăng tạo ra, chiếm 85,4% tổng doanh thu, trong đó lãi gộp chiếm tỷ trọng 73,1%, lãi ròng 21,41 triệu đồng/tấn điều. Các hộ tham gia hợp tác xã có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ không tham gia vào hợp tác xã, do có năng suất và giá bán cao hơn và chi phí cũng thấp hơn. Theo đó, giá trị gia tăng của các hộ này cao hơn 2,75 lần, đồng thời lãi gộp cao hơn 3,5 lần và lãi ròng cao hơn 3,68 lần. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hộ trồng tiêu cho thấy các hộ nông dân trồng tiêu tham gia tổ hợp tác có doanh thu cao hơn hộ không tham gia tổ hợp tác khoảng 6 triệu đồng/tấn. Giá trị gia tăng của hộ tham gia tổ hợp tác tạo ra 114,01 triệu đồng/tấn, cao hơn so với hộ không tham gia 99,13 triệu đồng/tấn. Hội thảo không chỉ đưa ra những số liệu thống kê về sản xuất, chế biến, kinh doanh và sự biến động của cây điều và hồ tiêu ở Bình Phước mà còn đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao giá trị của 2 loại cây trồng chủ lực này của tỉnh. Đặc biệt, hội thảo đã đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ điều và hồ tiêu trên địa bàn tỉnh, trong đó đề cao các giải pháp thúc đẩy các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị này./. Theo tiến sĩ Nguyễn Như Hiến, hiện nay diện tích và sản lượng hồ tiêu đều tăng rất nhanh vì giá rất cao (180.000 - 200.000 đồng/kg). Chúng ta rất kiềm chế nhưng không kiểm soát hết và phá vỡ quy hoạch. Phát triển nóng sẽ dẫn đến những nguy cơ về dịch bệnh, nên cần có giải pháp quy hoạch lại vùng sản xuất cho phù hợp.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Việt - Xuân Nguyên
Nguồn tin: Theo doanhnghiephoinhap.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây