Hội nghị trực tuyến Hội nhập kinh tế quốc tế ngành Nông nghiệp và PTNT

Thứ năm - 09/04/2015 21:29 802 0
Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sáng ngày 09/4/2015 đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về Hội nhập kinh tế quốc tế tại Hà Nội và 63 tỉnh thành trên cả nước do Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì Hội nghị.
Tại Bình Phước, được sự ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Tới - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí là lãnh đạo của các sở, ngành liên quan: Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và một số đơn vị khác.Tại Hội nghị, các đồng chí ở điểm cầu Bình Phước được nghe đồng chí Trần Kim Long – Vụ Kế hoạch và đầu tư thông qua báo cáo tóm tắt tình hình và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Qua đó, đồng chí đã đánh giá những kết quả đạt được, nguyên nhân và thách thức khi chúng ta gia nhập thế giới. Đồng thời, trình bày một số định hướng và giải pháp nhằm mở rộng hội nhập trong thời gian tới.Mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế ngành từ nay tới 2030a. Mục tiêu chung: Phát huy toàn diện vai trò hội nhập kinh tế quốc tế để tạo môi trường thuận lợi, tăng nguồn lực, mở rộng thị trường nhằm phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam bền vững, hiệu quả, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập người dân.b. Mục tiêu cụ thể:- Phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững và hiệu quả dựa trên lợi thế và khả năng cạnh tranh, hạn chế tác động bất lợi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;- Phát triển các thị trường có giá trị cao và bền vững cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam, tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy đổi mới tư duy, khoa học công nghệ, thể chế chính sách nhằm xây dựng nội lực nền nông nghiệp mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới;- Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư để khai thác thế mạnh của nông nghiệp, góp phần tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.2. Định hướng chiến lược:a. Chủ động tham gia các cam kết thị trường quan trọng, mang tính chiến lược của khu vực và thế giới, tăng cường tiếp cận các thị trường nông sản quan trọng.b. Ưu tiên tăng cường hợp tác với các đối tác lớn về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.c. Đối với các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang đàm phán sẽ theo những định hướng hội nhập sau:- Tăng thị phần, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các đối tác thành viên của các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia thông qua xóa bỏ thuế quan, hạn chế các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nông lâm thuỷ sản, đàm phán công nhận lẫn nhau về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS).- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp.- Giảm nhẹ các biện pháp phòng vệ thương mại, xâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn bán lẻ.- Bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém nhưng có triển vọng tăng cường khả năng cạng tranh trong tương lai.- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các nỗ lực chống khai thác và thương mại bất hợp pháp động thực vật hoang dã và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.- Hội nhập trên cơ sở tuân thủ và phát huy cơ chế thị trường, đồng thời thể hiện ưu thế và khắc phục điểm yếu của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, khai thác ưu điểm của đối tác, chủ động đề phòng các tác động tiêu cực có thể xảy ra, trên cơ sở công bằng, các bên cùng có lợi và bền vững.3. Các giải pháp thực hiện Chiến lược: - Nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động hội nhập: Xây dựng chương trình nghiên cứu, tổ chức một lực lượng gồm các cơ quan nghiên cứu chuyên trách thuộc các thành phần kinh tế; Xây dựng phương án đàm phán tối ưu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa có lợi thế và hạn chế ảnh hưởng tới một số ngành có khả năng cạnh tranh yếu; Tiến hành nghiên cứu thị trường chiến lược cho các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (đối tác, quy mô, yêu cầu, thị hiếu, rào cản…) để có định hướng cụ thể, dài hạn trong việc phối hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và đối ngoại; Tìm hiểu chính sách, quy định thâm nhập thị trường để chủ động đề ra các định hướng phát triển thị trường hiệu quả cho hàng hóa nông sản và dịch vụ. .. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản: Thực hiện Tái cơ cấu sản xuất các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực để đáp ứng được thị hiếu, yêu cầu của khách hàng tại các thị trường chính, vượt qua được hàng rào thuế theo các cam kết. Tăng cường áp dụng khoa học công nghê, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh để cạnh tranh hiệu quả với hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước và đáp ứng yêu cầu hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Dựa trên lợi thế so sánh của ngành hàng và vùng sản xuất cùng với đặc điểm và tiềm năng của thị trường chính để có kế hoạch thu hút đầu tư, tổ chức sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản đặc biệt là ở các khâu sau thu hoạch. Dựa trên định hướng thị trường, xác định đối tác, tổ chức các hoạt động dịch vụ hậu cần, kênh phân phối để xúc tiến thương mại và phát triển thị trường hiệu quả nhất cho nông sản xuất khẩu.- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời minh bạch về các vấn đề tiêu chuẩn, thủ tục kiếm soát thực thi hàng rào kỹ thuật- Tổ chức xây dựng lực lượng tham gia các tổ chức, liên minh quốc tế Tham gia các tổ chức, liên minh kinh tế quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý, giải quyết tranh chấp.Xây dựng, đào tạo lực lượng cán bộ để tham gia vào hoạt động của các liên minh, tổ chức quốc tế.- Cải cách thể chế, quản lý bộ máy nhà nước và tăng cường năng lực hội nhập của bộ máy quản lý nhà nước: Tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu có năng lực thực hiện nghiên cứu thị trường, phân tích chính sách trong quá trình hội nhập. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn về đàm phán, thương lượng, giải quyết tranh chấp trong quá trình hội nhập.Xây dựng đội ngũ chuyên gia chịu trách nhiệm các vấn đề kỹ thuật trong hội nhập như kiểm định, giám sát việc thực hiện các hàng rào kỹ thuật, giải quyết tranh chấp pháp lý, v.v… Rà soát lại mức độ phụ thuộc về thương mại, cả xuất và nhập khẩu, đối với những ngành hàng chủ lực để có kế hoạch đa dạng hóa nguồn hàng, thị trường, tránh diễn ra tình trạng bị động và phụ thuộc.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển các sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả cao và bền vững.- Điều chỉnh pháp luật, cơ chế chính sách: Rà soát các văn bản pháp luật, chính sách và tổ chức đã có để sửa đổi cho phù hợp với các cam kết. Xây dựng văn bản chính sách mới phù hợp với các nội dung cam kết và giải quyết vấn đề mới phát sinh.- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hội nhập, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật: Thông tin kịp thời và đầy đủ những nội dung mới của các FTA để các cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt và điều chỉnh chính sách, quy định cho phù hợp với những nội dung cam kết mới. Tổ chức phổ biến rộng rãi cho các đối tượng về nội dung, lộ trình và mức độ tác động trong tương lai của các FTA, tạo sự chủ động cho các đối tượng khác nhau tham gia quá trình hội nhập. Phổ biến cho doanh nghiệp để chủ động nắm bắt cơ hội, xác định định hướng đầu tư, hình thành chiến lược kinh doanh phù hợp với các FTA. Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh về tầm quan trọng của việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia và quốc tế.Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với cam kết trong các FTA và tương đương với tiêu chuẩn quốc tế để kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu.Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lương Hoàng Thái – Bộ Công thương đã trình bày tham luận trong hợp tác quốc tế. Đồng chí đã khái quát tình hình hội nhập kinh tế của nước ta nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc hợp tác quốc tế không chỉ diễn ra ngoài nước mà cả trong nước. Hợp tác quốc tế của Việt Nam đang tính đến các Hiệp định quan trọng như Hiệp định liên minh Hải quan, hiệp định TTP, Hiệp định với các nước khu vực EU. Tham gia Hiệp định nhằm nhiều mục đích nhưng đối với Nông nghiệp thì tìm kiếm thị trường để tiêu thụ đầu ra cho nông sản Việt Nam.Tại Hội nghị, Bộ trưởng và các điểm cầu đều đánh giá cao sự cần thiết trong hợp tác quốc tế nhất là lĩnh vực tìm đầu ra cho nông sản hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã có ý kiến thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp như Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty bảo vệ thực vật An Giang…Việc hợp tác phải gắn với sự bảo hộ của nhà nước khi tham gia vào các thị trường thế giới. Cần quan tâm tới việc hỗ trợ kinh phí và kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực để hướng dẫn người dân. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp đồng bộ để thực hiện có hiệu quả trên từng địa bàn. Các biện pháp để từng bước giảm thuế các mặt hàng đến mức 0% (trừ các mặt hàng chiến lược)…/.
Tác giả bài viết: Ngô Thị Bích Thảo -VP Sở
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay4,882
  • Tháng hiện tại138,741
  • Tổng lượt truy cập6,239,173
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây