Bình Phước: Hội nghị phát triển điều bền vững
Trần Văn Dũng
2014-12-30T21:43:36-05:00
2014-12-30T21:43:36-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Binh-Phuoc-Hoi-nghi-phat-trien-dieu-ben-vung-820.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2014_12/hoi-nghi-dieu_1.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Tháng 12/2014, tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị phát triển điều bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm đồng chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có các đại diện của các cục, vụ, viện nghiên cứu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có trồng điều gồm Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận; Hiệp hội Điều Việt Nam; các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm hạt điều và bà con nông dân trồng điều tỉnh Bình Phước. Theo Cục Trồng trọt, từ năm 1982 đến nay, ngành điều đã có những bước pháttriển vượt bậc, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta và hiện nay luôn đứng hàng đầu trong các nước xuất khẩu điều của thế giới. Năm 2014, năng suất điều bình quân đạt 11,72 tạ/ha, là năm có năng suất điều bình quân đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt gần 350 ngàn tấn, đáp ứng 35% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Kim ngạch xuất khẩu ngành điều ước đạt 2,2 tỷ USD, trong đó khối lượng nhân điều xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn (2 tỷ USD), cộng với các sản phẩm chế biến sâu và dầu vỏ hạt điều. Tuy nhiên, những năm qua, mặc dù có sự tăng trưởng ổn định về chế biến, xuất khẩu, nhưng ngành điều đang phải đối mặt với thách thức lớn, đặc biệt là diện tích điều vẫn tiếp tục bị thu hẹp, chất lượng vườn điều thấp, đầu tư thâm canh kém và tổng sản lượng điều trồi sụt do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vì vậy, nếu không có giải pháp khẩn cấp và phù hợp thì ngành điều thực sự khó khăn trong thời gian tới. Một số ý kiến của đại biểu tại Hội nghị cho rằng, giải pháp trước mắt và lâu dài là phải thực hiện công tác quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, nhanh chóng cải tạo những vườn cây có năng suất thấp, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến. Đối với công tác giống chú trọng đến công tác tuyển chọn cây đầu dòng hiện có từ vườn của người dân sản xuất trong vùng, thích nghi với điều kiện canh tác ở địa phương và có đặc điểm ra hoa nhiều đợt nhằm giảm rủi ro do biến đổi khí hậu. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu điều. Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu. Bộ trưởng nhấn mạnh, cây điều là một trong những cây quan trọng và có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, không những đem lại về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về xã hội và môi trường, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là đối với nông dân nghèo và đồng bào dân tộc. Trong thời gian qua, ngành điều đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là công nghệ chế biến và xuất khẩu chiếm được thị phần lớn, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Lĩnh vực sản xuất phát triển chậm, năng suất và hiệu quả của sản xuất điều còn thấp. Sản phẩm hạt điều tỷ lệ chế biến sâu còn thấp, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh. Công tác xuất khẩu vẫn còn lệ thuộc vào một số thị trường… Do vậy, trong thời gian tới cần phải quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa ngành điều phát triển bền vững cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo những nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội Điều Việt Nam, các địa phương và các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu điều./.
Tác giả bài viết: Trần Văn Dũng
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM