Khuyến nông Bình Phước - Đổi mới trong hoạt động hỗ trợ nông dân để phù hợp hơn với tình hình mới

Thứ tư - 17/12/2014 19:57 1.459 0
Đổi mới các hoạt động hỗ trợ nông dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất của công tác khuyến nông trong thời kỳ mới với nhiều thay đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra, giúp người nông dân có cái nhìn đa chiều, từ đó có cơ sở tổ chức lại sản xuất cho phù hợp hơn theo định hướng thị trường nhằm tránh những tổn thất đáng tiếc xảy ra, đồng thời tạo hướng đi mới mang tính ổn định, hiệu quả và bền vững hơn.
Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, công tác khuyến nông đã và đang khẳng định vai trò quan trọng giúp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ấy, công tác khuyến nông chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ gói khoa học kỹ thuật để giúp nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả hơn trên cơ sở hạ giá thành đầu vào, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản.Trong tình hình mới, với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều mặt hàng nông sản bên cạnh phải đối mặt với sự đòi hỏi khắt khe ngày càng cao của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu khác, thì cũng có không ít những cơ hội mở ra cho nhiều ngành hàng nông sản được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới với những chính sách ưu đãi. Chính vì vậy, nhu cầu của nông dân hiện nay không đơn thuần chỉ cần gói khoa học kỹ thuật mà còn cần thêm nhiều thông tin đa chiều khác như thị trường, giá cả, dự báo rủi ro, định hướng sản xuất, chính sách hỗ trợ của nhà nước, tạo chuỗi liên kết,… để có cơ sở tổ chức lại sản xuất cho phù hợp theo định hướng thị trường. Vì vậy, công tác khuyến nông cũng cần có sự thay đổi cả nhận thức và hành động để đáp ứng yêu cầu thực tiển đề ra. Sự thay đổi đó, chỉ gói gọn trong việc giải quyết tốt cùng lúc 3 vấn đề cốt lõi sau: “Sản xuất cái gì ?” ; “Sản xuất như thế nào ?”; và “Sản xuất cho ai ?”. Trong đó: - Sản xuất cái gì ?: Phải dựa trên quy hoạch, định hướng của ngành, cũng như những lợi thế về cạnh tranh vùng và những cơ hội từng mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nhu cầu tiêu thụ nội địa hay nhu cầu xuất khẩu để xác định đối tượng cây/con cần khuyến khích cho nông dân phát triển. - Sản xuất như thế nào ?: Phải trên cơ sở lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, áp dụng công nghệ ra sao, tiêu chuẩn nào để vừa nâng cao năng suất, chất lượng, nhưng lại giảm giá thành nhằm đạt lợi nhuận tối ưu nhất. - Sản xuất cho ai ?: Phải xác định được ai sẽ dùng nông phẩm đó, là thị trường tại chỗ, thị trường nội địa hay thị trường xuất khẩu. Một khi xác định được thị trường thì sẽ có phương thức tổ chức sản xuất phù hợp. Nếu thị trường tiêu thụ tại chỗ thì chỉ cần áp dụng phương thức sản xuất theo hộ, nhóm hộ, ít lan tỏa; Nhưng nếu thị trường tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu thì khuyến khích áp dụng phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, tác động vào nhóm hộ, làng, xã, cánh đồng lớn và cần sức lan tỏa lớn thông qua nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Và trong 3 vấn đề cốt lõi đó thì yếu tố thị trường (sản xuất cho ai) phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu, xem thị trường yêu cầu ở mức nào, tiêu chuẩn, quy mô ra sao, từ đó xác định sẽ làm gì và làm như thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả nhất. Như vậy, với sự đổi mới cả nhận thức và hành động đối với hoạt động hỗ trợ sản xuất cho nông dân để phù hợp hơn với tình hình mới, có thể áp dụng ngay lập tức vào việc lập chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông theo định hướng thị trường. Và đây cũng được xem như là sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược lâu dài đối với hoạt động hỗ trợ sản xuất cho nông dân, giúp nông dân tổ chức sản xuất theo định hướng thị trường nhằm tránh những tổn thất đáng tiếc xảy ra, đồng thời tạo hướng đi mới mang tính ổn định, hiệu quả và bền vững hơn./.
Tác giả bài viết: Võ Đình Khánh
Nguồn tin: Fanpage mạng xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây