PHÂN ĐỊNH LƯU VỰC PHỤC VỤ CHO CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thứ năm - 05/11/2015 23:40 1.680 0
Tài nguyên thiên nhiên đã và đang được các ngành, lĩnh vực khai thác, sử dụng để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội ở những mức độ khác nhau. Trong một phạm vi lãnh thổ nhất định thì những nguồn tài nguyên thiên nhiên này là một hệ thống, có tính thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Phạm vi lãnh thổ này người ta gọi là lưu vực.
Trong thực tế, thì những nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực được quan tâm nhiều nhất là tài nguyên đất, nước và các hệ sinh thái. Để bảo tồn, phát triển hài hòa và sử dụng đúng đắn những nguồn tài nguyên này nhằm tạo ra những dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho xã hội thì trong chi trả dịch vụ môi trường rừng, những nguồn tài nguyên này cũng phải được quản lý theo lưu vục. Hay nói cách khác, phân định lưu vực là cơ sở quan trọng đầu tiên để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Lưu vực là một phạm vi diện tích tự nhiên được giới hạn bởi đường phân thủy kép kín và có điểm thoát nước đầu ra, trong thực tế những điểm thoát nước đầu ra này thường là các đập xã thủy điện. Một lưu vực lớn có thể có các lưu vực nhỏ trong đó. Tùy thuộc vào mục tiêu, khả năng quản lý tài nguyên thiên nhiên để xác định phạm vi của lưu vực cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Dòng Sông Đồng Nai được bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang thuộc tỉnh Lâm Đồng, được hợp lưu với một số phụ lưu lớn như: Sông La Ngà, Sông Bé, Sông Sài Gòn, Sông Vàm Cỏ và đổ ra cửa Xoài Rạp. Sông Đồng Nai là con sông chính của hệ thống sông Đồng Nai. Hệ thống sông này đã tạo nên một lưu vực Sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, TP. Hồ Chí Minh và một phần nhỏ thuộc Vương quốc Cam Pu Chia. Từ mô hình số độ cao có độ phân giải 30 m, ảnh vệ tinh Landsat 8 và các lớp bản đồ kỹ thuật số hiện có ở Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm đã tiến hành phân định ranh giới và xây dựng mô hình lưu vực trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Với kết quả phân định ranh giới lưu vực cho thấy: (1) Trong lưu vực Sông Đồng Nai có các lưu vực cấp một như: Lưu vực Sông La Ngà. Lưu vực sông Sông Đồng Nai. Lưu vực Sông Bé. Lưu vực Sông Sài Gòn. Lưu vực Sông Vàm Cỏ và Lưu vưc của chính dòng Sông Đồng Nai. (2) Các lưu vực cấp 1 của lưu vực Sông Đồng Nai có một phần diện tích nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước, gồm: Lưu vực Sông Sài Gòn (bắt đầu từ vùng đồi thấp thuộc huyện Lộc Ninh, nơi tiếp giáp Vương quốc Cam Pu Chia, trải dọc theo hướng Bắc - Nam và nằm ở phía Tây của tỉnh, rộng 117.724,01 ha, chiếm 17,13 % DTTN của tỉnh). Lưu vực Sông Bé (bắt đầu từ phía Tây của tỉnh Đắk Nông, có một phần diện tích thuộc về Vương quốc Cam Pu Chia, phần lớn diện tích còn lại trải dài qua địa phận của tỉnh, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rộng 527.394,45 ha, chiếm 76,75 % DTTN của tỉnh). Lưu vực của dòng Sông Đồng Nai nằm về phía Đông Nam của tỉnh, rộng 42.035,54 ha, chiếm 6,12 % DTTN của tỉnh. (3) Trong lưu vực Sông Bé có các lưu vực nhỏ được sắp xếp theo dạng bậc thang, trong đó: Lưu vực Thác Mơ rộng 55.651,33 ha và lưu vực Đắk Glun rộng 27.510,38 ha nằm trong lưu vực Bù Cà Mau. Lưu vực Bù Cà Mau rộng 159.898,06 ha và lưu vực Đắk U rộng 38.560,87 ha nằm trong lưu vực Cần Đơn. Lưu vực Cần đơn rộng 221.005,48 ha nằm trong lưu vực Srok Phú Miêng rộng 285.392,73 ha như Hình 01. /uploads/news/2015_11/new-picture-70.png Hình 02: Mô hình lưu vực trên địa bàn tỉnh Bình Phước Để có cái nhìn trực quan hơn, thuận lợi hơn cho công tác quản lý chi trả DVMTR thì cần phải xây dựng mô hình lưu vực trên địa bàn tỉnh như Hình 02. Kết quả phân tích mô hình này cho thấy: (1) Trên lưu vực Sông Sài Gòn có các tổ chức được giao, cho thuê đất lâm nghiệp, như: BQLRPH Lộc Ninh, BQLRPH Tà Thiết, BQLRPH Minh Đức, Công ty Cổ phần Hải Vương, Công ty TNHH MTV Bình Long. Rừng của những tổ chức này cung ứng DVMTR cho một số cơ sở sản xuất nước sạch ở vùng hạ lưu lưu vực Sông Đồng Nai. (2) Trên lưu vực Sông Bé có các tổ chức được giao, cho thuê đất lâm nghiệp, như: NLT Bù Đốp, BQLRPH Bù Gia Phúc, NLT Đắk Mai, NLT Đắk Ơ, BQLRPH Bù Đăng, BQLRKT Suối Nhung, NLT Tân Lập, BQL Trại Phú Văn, Trung đoàn 717, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, NLT Nghĩa Trung, Phân viện Khoa học Lâm nghiệp, NLT Đồng Tâm, NLT Đồng Xoài, BQL Khu di tích núi Bà Rá, Bình đoàn 16, Hạt Kiểm lâm thị xã Phước Long. Rừng của những tổ chức này cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các cơ sở sản xuất nước sạch trên địa bàn tỉnh và một số cơ sở sản xuất nước sạch ở vùng hạ lưu lưu vực Sông Đồng Nai. Trong đó, rừng của có một số tổ chức này còn cung ứng DVMTR cho các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh, như thủy điện: Đắk Glun, Đắk U, Bù Cà Mau, Cần Đơn, Srok Phú Miêng. (3) Trên lưu vực của dòng Sông Đồng Nai có các tổ chức được giao, cho thuê đất lâm nghiệp, như: Vườn Quốc gia Cát Tiên, NLT Nghĩa Trung, BQLRPH Bù Đăng. Rừng của những tổ chức này cung ứng DVMTR cho thủy điện Trị An và một số cơ sở sản xuất nước sạch ở vùng hạ lưu lưu vực Sông Đồng Nai. Từ những phân tích nêu trên cho thấy: (1) Toàn bộ diện tích tỉnh Bình Phước nằm trong các lưu vực cấp 1 của lưu vực Sông Đồng Nai. (2) Rừng của của các tổ chức trên địa bàn tỉnh có cung ứng DVMTR cho một hoặc nhiều đơn vị sử dụng DVMTR trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, đều được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ nguồn ủy thác của các đơn vị sử dụng DVMTR. Với kết quả phân định lưu vực như trên, hy vọng sẽ góp phần: (1) Xây dựng kế hoạch chi trả DVMTR tỉnh Bình Phước cho những năm tiếp theo phù hợp hơn với tình hình thực tế, đúng đơn vị cung ứng và đơn vị sử dụng DVMTR. (2) Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh tương thích với hệ thống cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam./.
Tác giả bài viết: TS. Trần Quốc Hoàn -PGĐ Quỹ BV & PTR
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây